SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Nhập nhèm thị trường thực phẩm chức năng, nỗi lo của người tiêu dùng

10:59, 25/05/2017
(SHTT) - Liên tiếp những cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả bị phát hiện trong thời gian gần đây, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng.

Tiền mất tật mang

Trước những lời quảng cáo có cánh về công dụng của thực phẩm chức năng trên thị trường, nhiều người đã không ngại chi tiền vào thực phẩm chức năng để khiến mình trẻ hơn, khỏe hơn và đẹp hơn. Tuy nhiên, sự nhập nhèm của các loại thực phẩm chức năng trên thị trường, chính là mối nguy hại lớn đối với người sử dụng nó.

Chỉ cần tìm kiếm từ khóa thực phẩm chức năng cho phái đẹp, hàng ngàn kết quả hiện ra về các loại thực phẩm chức năng cũng như công dụng và xuất xứ của chúng. Đa số các loại thực phẩm chức năng được quảng cáo rầm rộ trên mạng đều được người bán giới thiệu xuất xứ từ các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với công dụng tuyệt vời, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Để tạo thêm lòng tin đối với khác hàng, người bán cũng không quên thêm những lời quảng cáo "có cánh" cùng với các "chứng cứ khoa học" và các "nhân chứng" đã sử dụng sản phẩm. Giá của sản phẩm này cũng được đẩy lên cao "ngất ngưởng", từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu, và mỗi nơi một giá, ai cũng đảm bảo hàng mình là hàng chính hãng xách tay từ nước ngoài về.

Da rẻ nhăn nheo do môi trường làm việc phải tiếp xúc thường xuyên với khói bụi và ánh nắng mặt trời, chị Nguyễn Thuy Thủy ở Thanh Xuân (Hà Nội) lo lắng về tình trạng lão hóa sớm. Được bạn bè giới thiệu, chị lên mạng đặt mua một hộp nhau thai cừu, với xuất xứ từ Mỹ có chứa nhiều loại dưỡng chất hỗ trợ cho việc tái tạo làn da thâm sạm với giá 860.000 đồng/hộp và phải uống từ 3 hộp mới có tác dụng. Tuy nhiên, sau khi uống chị cảm thấy da dẻ không được cải thiện, mà thường xuyên xảy ra tình trạng mất ngủ. Chị Thủy bức xúc: "Không biết có phải xuất xứ từ Mỹ không, hay lại là hàng nhái, hàng giả ở đâu mang về không biết nữa. Uống hết một lọ mà không thấy tác dụng đâu, chỉ thấy người mệt mỏi đi. Gọi điện cho người bán hàng thì lúc này họ trả lời một các vô trách nhiệm là tùy cơ địa".

Thấy bà mình bị cao huyết áp và tiểu đường, nghe theo quảng cáo trên mạng thấy loại thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Nhật Bản, giúp điều trị rất tốt tình trạng này nên chị Hà đã không tiếc tiền đặt mua 2 hộp với giá 4 triệu đồng/hộp và sử dụng trong vòng 2 tháng. Thế nhưng, khi chưa uống hết nửa hộp thứ nhất, bà của chị đã phải nhập viện và bác sỹ yêu cầu ngừng ngay việc uống loại thực phẩm này.

thuc_pham_chuc_nang_gia3

Nhập nhèm thị trường thực phẩm chức năng, nỗi lo của người tiêu dùng 

Liên tiếp những phát hiện nhữn vụ sản xuất thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng 

Theo thống kê sơ bộ, thị trường thực phẩm chức năng của Việt Nam hiện nay có hơn 2.000 sản phẩm kể cả nhập khẩu; trong đó 60% là sản xuất trong nước. Cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều đáng nói là nhiều thực phẩm chức năng gắn mác ngoại nhưng thực chất là được sản xuất trong nước hoặc là hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ nhưng được người bán "phù phép" thành hàng ngoại nhập.

Trước đó, trong các ngày 29/8 đến 31/8/2016, Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, phối hợp với nhiều lực lượng liên ngành kiểm tra Công ty Slim HMN Việt Nam tại địa chỉ số G8, Ngách 178/2, đường Phan Trọng Tuệ, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội) vì nghi ngờ có hành vi nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm là TPCN giả.

Tại đây, cơ quan chức năng đã thu giữ 30 loại sản phẩm khác nhau với số lượng trên 20.000 sản phẩm TPCN tại 6 địa điểm của công ty trên. Các loại thực phẩm chức năng bị thu giữ đều có nhãn hiệu như Royal Jely, Maxsi, Glucosamine... có xuất xứ từ Mỹ, Đức, Nhật và các nước EU, nhưng toàn bộ không có hóa đơn, chứng từ, nghi là hàng giả.

Ngoài lượng hàng hóa bị bắt giữ lớn, cơ quan chức năng còn thu giữ nhiều dụng cụ đóng gói, đóng chai, dán nhãn mác tại kho bãi và địa chỉ công ty, trong đó có hơn 1.937 kg vỏ hộp, tem nhãn các loại; 280 vỏ nhựa; 900 lọ nhựa không nhãn mác, nguồn gốc. Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã khám xét nhiều nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội và phát hiện nhiều loại sản phẩm TPCN, thuốc biệt dược nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ có liên quan đến Công ty Slim HMN Việt Nam.

Theo lực lượng chức năng, để thiết lập hệ thống sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng quy mô lớn này Công ty SLIM HMN Việt Nam đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như thuê nhiều địa điểm để tập kết hàng, đóng gói sản phẩm vào ban đêm để qua mắt người dân và lực lượng chức năng.

1375428180-thuc-pham-chuc-nang-gia-2

Liên tiếp những phát hiện nhữn vụ sản xuất thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng  

Tương tự, Ngày 28/9, đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế TP.HCM chủ trì kiểm tra đột xuất Công ty TNHH thương mại sản xuất đông nam dược Hồng Vượng, chuyên về sản xuất thực phẩm chức năng.

Khi tiến hành kiểm tra cơ sở, công ty đóng cửa. Sau đó bà Phan Thị Phương Hồng giới thiệu là đại diện công ty ra mở cửa, và cho biết doanh nghiệp đang trong quá trình ngừng hoạt động để lắp ráp máy móc, mở rộng quy mô. Lầu 1 là khu vực sản xuất chính, có rất nhiều can nhựa đựng hương liệu rượu đặt ở nơi ẩm thấp, bụi bặm. Bà Hồng cho hay công ty đang ở thời kỳ chạy thử nên sản phẩm chưa được đưa ra thị trường. Còn nguyên liệu của công ty thu mua từ nông dân.

Khi đoàn kiểm tra yêu cầu mở cửa một căn phòng, bà Hồng viện lý do là phòng ngủ của công nhân; công nhân về nhà và mang chìa khóa phòng theo. Tuy nhiên, trước sự kiên quyết của đoàn kiểm tra, đại diện công ty buộc phải mở cửa căn phòng này.

 Đoàn kiểm tra quan sát thấy, nhiều lô hàng đã được vào hộp ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng. Thậm chí có lô hàng ghi ngày sản xuất từ ngày 15.1.2015. Có cả bảng báo giá các sản phẩm, như: sản phẩm gout thiên hoàn (viêm xương, khớp), phụ thiên hoàn (u xơ tử cung) cùng giá 188.000 đồng/hộp 3 vỉ (mỗi vỉ 10 viên); tâm thiên hoàn (tim, mạch, huyết áp), đường thiên hoàn (tiểu đường) giá 168.000 đồng/hộp 3 vỉ (vỉ 10 viên); rượu Kodoha nữ sắc chai 500 ml giá hơn 2,4 triệu đồng, 300 ml giá hơn 1,4 triệu đồng; rượu Kodoha Hồng Vượng 3 chai 500 ml giá 2,78 triệu đồng, chai 300 ml giá hơn 1,6 triệu đồng…

Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH thương mại sản xuất đông nam dược Hồng Vượng (gọi tắt là Công ty Hồng Vượng, ở số 1231/21C tỉnh lộ 13, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM) không xuất trình được hợp đồng, hóa đơn mua nguyên liệu, thảo dược, chất hỗ trợ chế biến, bao bì chứa đựng sản phẩm. Khi đánh giá ngẫu nhiên 6 nhãn sản phẩm đều không phù hợp với công bố quy định an toàn thực phẩm.

Trước đó, vào khoảng 11h30 ngày 5/6, Đội Chống hàng giả của PC46 phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (PC49) Công an Hà Nội phát hiện hai đối tượng đi xe máy vận chuyển 5 thùng carton trên hai chiếc xe máy có biểu hiện nghi vấn nên đã tiến hành kiểm tra và phát hiện các thùng này chứa thực phẩm chức năng sữa ong chúa nhãn hiệu Costar, Royal Jelly… Tại thời điểm kiểm tra, cả hai đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của lô hàng.

Số hàng cơ quan chức năng phát hiện gồm 108 lọ sữa ong chúa nhãn hiệu Costar và 50 lọ thực phẩm chức năng nhau thai cừu Placentra, Vip reserve, Essence baby sheep... Toàn bộ được xác định là hàng giả, không phải do công ty nhập khẩu và phân phối trên thị trường.

Tiếp tục tiến hành kiểm tra văn phòng, kho của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Y tế và Hóa chất VQTech do Trần Như Quỳnh làm giám đốc, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng nghi là giả.

Tại cơ quan công an, Quỳnh khai thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả từ tháng 10/2014 đến nay với thủ đoạn là thành lập công ty, đăng ký kinh doanh mặt hàng thực phẩm chức năng, công bố chất lượng tại Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), sau đó thuê gia công sản phẩm thực phẩm chức năng tại các cơ sở sản xuất, gia công khác, đặt in tem nhãn đóng gói thành phẩm tung ra thị trường kiếm lời.

Ngày 16/9, Đội 4, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, CATP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 17 (Chi cục QLTT Hà Nội) phát hiện tại Công ty TNHH Thương mại TQL Việt Nam (địa chỉ thôn Vân Lũng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) có hành vi sản xuất thực phẩm chức năng giả, nhãn hiệu Glucosamine sit 1600 do Mỹ sản suất.

Thời điểm cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện Đỗ Đình Quân cùng với nhân viên là Đỗ Đình Lượng đang cho các viên nang thực phẩm vào hộp (mỗi hộp có 60 viên hoặc 100 viên), sau đó dùng máy ép nắp hộp lại, dán tem nhãn, tem chống hàng giả…

Làm việc với cơ quan chức năng, chủ cơ sở này cho biết, cuối năm 2014, phát hiện thực phẩm chức năng Glucosamine của Mỹ vào Việt Nam bán chạy nên Quân nghĩ ra cách làm giả để kiểm lời bằng cách đặt nhãn mác in ở Trung Quốc và đặt một công ty ở Việt Nam sản xuất các viên nang thực phẩm chức năng.

Thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng

hon-loan-thi-truong-thuc-pham-chuc-nang-xach-tay

Thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng 

Chia sẻ với báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Viết Hồng, tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, cho biết trong các ngành hàng đang bị làm giả, nguy hiểm nhất là những ngành hàng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người tiêu dùng (NTD) như dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN), các sản phẩm chăm sóc sức khỏe...

Theo ông Hồng, NTD mua nhầm hàng giả bị mất tiền oan đã đành, nhiều lúc họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đôi khi là cả mạng sống. Trong đó, dược phẩm và TPCN là những ngành hàng, sản phẩm bị làm giả nhiều nhất bởi lợi nhuận thu được từ những sản phẩm giả này là vô cùng lớn.

Có nhiều sản phẩm TPCN giả chỉ được làm từ bột, phẩm màu rồi nén thành viên, sau đó được “dập mác” thành TPCN của các thương hiệu cao cấp có nguồn gốc ngoại nhập và bán với 
giá cao để đánh lừa NTD.

Ngoài ra, để có thể mua đúng TPCN chất lượng, tránh tiền mất tật mang khi mua phải hàng giả, NTD nên cẩn trọng trong việc lựa chọn, xem xét kỹ trước khi mua để xác định được nguồn gốc sản phẩm (có mã vạch hợp lệ, có tem chống hàng giả...). NTD tuyệt đối không vì ham rẻ mà mua các sản phẩm TPCN trôi nổi ngoài thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng, hàng xách tay, không có địa chỉ nhà phân phối chính 
thức tại VN...

PV (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Vẫn còn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, Thẩm mỹ quốc tế Lucy vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn trái phép ngay ở trung tâm Quận 1 (TP.HCM).
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Chiều 25/4, Đội Quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương phối hợp với Đội 3 Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an huyện Ninh Giang và Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương tổ chức giám sát việc tiêu hủy 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ.