SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Người tiêu dùng đang tiếp tay cho hàng giả phát triển trên chợ điện tử

07:35, 17/12/2021
(SHTT) - Theo Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê, thời gian qua mặc dù lực lượng QLTT đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên việc người dân không nhận thức được đầy đủ về chống buôn lậu và hàng giả đã tạo điều kiện cho kẻ gian làm giàu trên các sàn thương mại điện tử.

Mới đây, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Đức Lê đã tham gia phát biểu tại buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng” do Tạp chí Hải quan tổ chức.

Theo ông Nguyễn Đức Lê, do tình hình dịch bệnh, thực hiện giãn cách, thương mại điện tử có sự bùng nổ. Việc mua bán online, cả người bán lẫn người mua không tiếp xúc trực tiếp nên có nhiều thuận lợi, qua đó đẩy mạnh nền kinh tế số phát triển.

Tuy nhiên, mặt trái của các hoạt động của tổ chức, cá nhân lại lợi dụng loại hình kinh doanh thương mại điện tử để thu lợi bất chính bằng cách kinh doanh, buôn bán hành hóa giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường đã quan tâm đến công tác kiểm soát hoạt động kinh doanh qua thương mại điện tử.

Cụ thể, Tổng cục Quản lý thị trường đã thành lập các tổ công tác đặc biệt chuyên trách về thương mại điện tử.

Bước đầu, lực lượng Quản lý thị trường đã nắm bắt được các hình thái, hình thức, phương thức thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội, thương mại điện tử để thu lợi bất chính.

Mặc dù những cố gắng của lực lượng Quản lý thị trường đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên việc nhận thức của người dân là điều đáng lo ngaị nhất trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua thương mại điện tử. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên môi trường thương mại điện tử, lực lượng Quản lý thị trường tuyên truyền cho người dân, người tiêu dùng nhận thức đúng đắn về loại hình kinh doanh này.

“80% người tiêu dùng khi mua hàng biết đó là hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc”, ông Nguyễn Đức Lê nhận định.

1914_nguyen_duc_le

 

Theo ông Nguyễn Đức Lê, bởi vì, các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng như LV, Chanel… có giá thành từ hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên người tiêu dùng kkhi mua những sản phẩm đó trên mạng xã hội hay trên nền tảng thương mại điện tử với giá vài trăm nghìn đồng. Như vậy, sản phẩm đó sẽ không thể là hàng chính hãng vì nhu cầu làm đẹp, nhu cầu “thích thể hiện”, người tiêu dùng vẫn chấp nhận.

Vì thế người tiêu dùng đã vô tình tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân thu lợi bất chính, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền.

Ông Nguyễn Đức Lê ví dụ, đối với trang thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ phòng, chống Covid-19, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân mong muốn mua được các sản phẩm trang thiết bị y tế, thuốc đặc trị để đảm bảo sức khỏe của mình. Do vậy, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, những mặt hàng máy thở oxy, khẩu trang, găng tay, khử thuẩn… trở nên khan hiếm.

Thời điểm đầu năm 2020, trước tình trạng người tiêu dùng đổ dồn mua hàng tại chợ thuốc Hapulico, lực lượng Quản lý thị trường phải điều phối để mọi người đều có thể mua hàng với giá thành hợp lý. Có thể thấy, các tổ chức, cá nhân đã lợi dụng tâm lý đám đông, lợi dụng tâm tư lo lắng của người tiêu dùng để đưa ra các sản phẩm kém chất lượng, nhập lậu sản phẩm chưa qua cấp phép của cơ quan y tế.

Lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện bắt giữ các vụ việc mang theo thuốc, khẩu trang từ nước ngoài về tiêu thụ trong nội địa, chưa qua kiểm định, không được phép lưu hành tại Việt Nam.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Lê, trong thời gian tới, việc tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Trong đó, lực lượng Quản lý trị trường cần phối hợp tốt hơn công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua hệ thống thương mại điện tử.

Cần phối hợp để săn 'sale' an toàn

 Mùa “săn sale” năm nay, thị trường sôi động hơn khi tháng 12 này cũng là Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021. Trọng tâm của tháng khuyến mại này là đẩy mạnh hoạt động ưu đãi trên các sàn thương mại điện tử. Dịch bệnh khiến hình thức mua sắm online trong 2 năm trở lại đây lên ngôi. Không thể phủ nhận sự tiện lợi khi mua hàng trên các nền tảng trực tuyến, song đã có nhiều “cú lừa”, nhiều đối tượng lợi dụng những dịp khuyến mại này, trà trộn bán hàng giả, hàng kém chất lượng để móc túi người tiêu dùng.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp làm ăn chân chính, thời gian tới, Sở Công Thương cần tiếp tục tổ chức tuyên truyền những quy định về hoạt động khuyến mại cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Công khai quy trình đăng ký, việc tổ chức các hoạt động khuyến mại cũng như bố trí nhân lực tiếp nhận hồ sơ thông báo, đăng ký hoạt động khuyến mại. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, bán hàng kém chất lượng. Các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về hoạt động khuyến mại, như: Công khai các thông tin về tên gọi, địa bàn hoạt động, thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và số lượng quà tặng, khuyến mại... Các chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch, được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, mỗi khách hàng trước khi đi mua hàng cần tìm hiểu kỹ về chương trình khuyến mại, yêu cầu người bán hàng thực hiện nghiêm túc chương trình như đã cam kết, mạnh dạn thông báo đến Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết, bồi thường các thiệt hại khi phát hiện quyền lợi của mình bị xâm phạm.

khuyen-mai-cuoi-nam-1351

 

Các chương trình khuyến mại dịp cuối năm mang lại những lợi ích thiết thực cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Khách hàng vừa có thêm nhiều lựa chọn khi chọn mua các sản phẩm, vừa giúp họ tiết kiệm một khoản chi tiêu mua sắm các mặt hàng thiết yếu. Với các doanh nghiệp, đây là cơ hội lớn để tăng cường quảng bá sản phẩm, nâng cao doanh số bán hàng, mở rộng thị trường.

Vì vậy, để chọn lựa được hàng khuyến mại tốt, khách hàng hãy là những nhà tiêu dùng thông thái, hết sức cẩn trọng, tỉnh táo trước các chương trình khuyến mại. Khi chọn mua hoặc được tặng bất kỳ sản phẩm khuyến mại nào, cần tìm hiểu các thông tin về nguồn gốc, nhãn mác, thương hiệu, có hạn sử dụng và nhất là nên mua hàng ở những cửa hàng, đại lý có uy tín, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có thương hiệu rõ ràng.

Quang Hùng

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tại sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IPDAY 2024), sáng 26/4 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Hoài Đức chia sẻ rằng người Việt chưa quen biến tài sản trí tuệ thành tiền.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, từ ngày 04/4/2024 đến ngày 15/4/2024, lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?