SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Tạo ra vi khuẩn khử CO2 nhằm giảm hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng lên toàn cầu

07:15, 12/12/2019
(SHTT) - Sau gần 10 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Israel đã thành công tạo ra một loại vi khuẩn đặc biệt có thể khử khí thải CO2 giúp giảm hiệu ứng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển và chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu khoa học Weizmann (WIS) ở Israel mới đây tuyên bố đã tạo ra được loại vi khuẩn chỉ hấp thụ khí carbon dioxide (CO2) có sẵn trong bầu khí quyển.

Loại vi khuẩn này phát triển toàn bộ sinh khối cơ thể từ khí CO2 trong không khí. Các sinh khối được xem là nền tảng quan trọng để tạo ra nhiên liệu sinh học sử dụng trong đời sống thường ngày.

Điều đặc biệt là các nhà khoa học đã biến đổi được E.coli - loại vi khuẩn dị dưỡng từ trước đến nay chỉ thải ra khí CO2, thành loại vi khuẩn tự dưỡng sống nhờ vào CO2.

vi-khuan-ecoli-bien-doi-gene-khu-khi-co2

Vi khuẩn E.coli mới không thể hấp thụ trực tiếp CO2 từ khí quyển nhưng có thể tạo ra nhiên liệu sinh học mới, kéo giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch 

Bằng cách cắt ghép và tạo ra sơ đồ gen mới cho E.coli theo từng giai đoạn, các nhà khoa học đã tạo ra chủng E.coli mới có thể tự tạo ra đường nuôi sống cơ thể nhờ vào việc hấp thụ CO2. 

 Khoảng 6 tháng sau khi được cấy ghép các đoạn gen mới, những thế hệ E.coli còn sống đã quen với cơ chế tiêu hóa mới mà không cần cung cấp đường từ bên ngoài và có thể gọi nôm na là "E.coli 2.0".

Các nhà nghiên cứu tin rằng thói quen "ăn uống" mới của loại vi khuẩn này có thể có lợi cho Trái đất. 

Mặc dù loại E.coli mới không thể tự sống trong môi trường tự nhiên do cần nồng độ CO2 đậm đặc gấp 5 lần mức có trong không khí, nó có thể được sử dụng để tạo ra một loại nhiên liệu sinh học mới khác các loại nhiên liệu sinh học hiện nay. 

Nhiên liệu sinh học từ E.coli 2.0 là một giải pháp đầy hứa hẹn, bởi vì toàn bộ sinh khối được tạo ra từ chính khí CO2 trong không khí nên khi đốt cháy sẽ thải ra lượng CO2 bằng chính lượng đã hấp thụ.

Bảo An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.