SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Hàn Quốc không cấp bản quyền đối với nội dung do AI tạo ra

13:51, 28/12/2023
(SHTT) - Ngày 27/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (MCST) Hàn Quốc đã đưa ra thông báo sẽ không cấp phép đăng ký bản quyền đối với nội dung do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Có thể thấy, khi thế giới tiến gần hơn với công nghệ hiện đại, sự xuất hiện như vũ bão của trí tuệ nhân tạo đã làm nên "cú hích" trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Mặc dù các giải pháp trí tuệ nhân tạo đã cải thiện đáng kể về chất lượng và số lượng trong lĩnh vực sáng tạo nội dung nhưng cũng đặt ra những câu hỏi đạo đức xoay quanh quyền tác giả và đạo nhái.

Thời gian qua, các nước trên thế giới vẫn đang tranh luận về tính pháp lý của trí tuệ nhân tạo như một thực thể sáng tạo. Trước bối cảnh này, Hàn Quốc luôn nỗ lực để trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về bảo vệ bản quyền.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc Yu In-chon đã chia sẻ: "Hàn Quốc phải tích cực và chủ động thích ứng với môi trường bản quyền mới trong bối cảnh sự phát triển của các công nghệ trí tuệ nhân tạo mới đang mang lại những thay đổi trong sáng tạo".

tri tue nhan tao

 

Và sau các cuộc thảo luận về chức năng giám sát chính sách bản quyền của Hàn Quốc, MCST quyết định không cấp phép đăng ký bản quyền đối với nội dung do công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo ra mà không có sự can thiệp sáng tạo của con người.

Bộ trưởng Yu In-chon nhấn mạnh: "Việc đăng ký bản quyền chỉ dành cho những sáng tạo có thể truyền tải rõ những tư duy và cảm xúc của con người".

MCST cho biết sẽ sớm phổ biến quyết định trên qua phát hành “Sách hướng dẫn bản quyền AI” dành cho doanh nghiệp AI, chủ bản quyền và người dùng. Hướng dẫn về bản quyền AI cũng chỉ rõ các doanh nghiệp AI cần đền bù công bằng đối với chủ bản quyền để đảm bảo quyền sử dụng sản phẩm cho tác giả.

Đối với người nắm giữ bản quyền, hướng dẫn trên khuyến nghị các tác giả nên bày tỏ rõ ràng ý định sử dụng hoặc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn việc các sáng tạo của họ bị sử dụng cho việc nghiên cứu AI.

Kể từ khi ra mắt, ChatGPT trở thành một hiện tượng toàn cầu và cũng là nhân tố chính tạo ra cuộc đua mới trong ngành công nghệ, có thể mở ra một giai đoạn tiếp theo trong lịch sử của ngành.

Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ cũng cảnh báo rằng, các nhà đầu tư hay công ty công nghệ nên cẩn trọng trước những tác động tiềm ẩn từ ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Sự bùng nổ của AI cũng gia tăng thắc mắc về cách thức công nghệ sẽ làm biến đổi nền kinh tế, làm rung chuyển địa - chính trị và thúc đẩy các hoạt động tội phạm. Các nhà phê bình đã lo ngại về nhiều hệ thống AI không rõ ràng, nhưng cực kỳ mạnh mẽ, với khả năng đưa ra các quyết định mang tính phân biệt đối xử, thay thế con người trong công việc và lan truyền thông tin sai lệch, thậm chí vi phạm pháp luật.

Hà Vy

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.