SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 04/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: WIPO và Học viện Ngoại giao ký kết Chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ

09:56, 08/09/2022
(SHTT) - Ngày 7/9, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã ký kết Bản ghi nhớ và khởi động Chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ cho cán bộ ngoại giao và nhà đàm phán thương mại.

Trước khi buổi lễ ký kết diễn ra, ông Hasan Kleib, Phó tổng giám đốc WIPO và bà Phạm Lan Dung, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao đã có cuộc nói chuyện về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và WIPO trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Theo đó, trong những năm qua, với chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã từng bước hợp tác và hội nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với WIPO. Từ năm 2014-2018, Việt Nam thường xuyên tham dự Phiên họp Đại hội đồng WIPO và có buổi làm việc với Tiến sĩ Francis Gurry, Tổng giám đốc WIPO. Tháng 11/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp mặt Tổng giám đốc WIPO tại trụ sở WIPO, Thụy Sĩ. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan mà WIPO đang quản lý.

WIPO đã hỗ trợ cho Việt Nam trong nhiều hoạt động về quyền tác giả, quyền liên quan như hoàn thiện pháp luật, đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể, WIPO đã cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam tư vấn về xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ trình Quốc hội khóa XV thông qua vào năm 2022. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, WIPO đã tổ chức các hội thảo bằng hình thức trực tuyến để nâng cao nhận thức về quyền tác giả, quyền liên quan cho các cán bộ quản lý và thực thi tại Việt Nam cũng như nâng cao nhận thức của công chúng.

hoc vien ngoai giao wipo1

 Học viện Ngoại giao và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký kết Bản ghi nhớ và khởi động Chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ cho cán bộ ngoại giao và nhà đàm phán thương mại. 

Sau cuộc trò chuyện, Học viện Ngoại giao và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã ký kết Bản ghi nhớ và khởi động Chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ cho cán bộ ngoại giao và nhà đàm phán thương mại.

Chương trình nhằm mục tiêu cung cấp cho học viên kiến thức, kỹ năng cơ bản về sở hữu trí tuệ và mối liên hệ giữa sở hữu trí tuệ và các vấn đề nóng toàn cầu hiện nay, chẳng hạn sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu. Chương trình cũng hướng tới nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo ngoại giao để có thể tổ chức các khóa đào tạo về sở hữu trí tuệ một cách thường xuyên và hiệu quả.

Cũng tại sự kiện, các chuyên gia về sở hữu trí tuệ của WIPO và Việt Nam đã có buổi chia sẻ với sinh viên Học viện Ngoại giao về chủ đề “Nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ Việt Nam đối với sở hữu trí tuệ”.

Theo bà Phạm Lan Dung - quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, trong những năm qua, với chính sách hội nhập của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã từng bước hợp tác và hội nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó có các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan mà WIPO đang quản lý.

Trước đó, chia sẻ tại Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ), Phó Tổng Giám đốc WIPO cho biết, ông ấn tượng mạnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam,đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.

Việt Nam hiện đứng đầu ở nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Đây cũng là quốc gia đầu tiên áp dụng, chuyển hóa chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu sang chỉ số đổi mới sáng tạo cấp tỉnh.

Để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sở hữu trí tuệ, ông Hasan Kleib khuyến nghị Việt Nam cần lưu ý đến 3 nhóm đối tượng, bao gồm giới trẻ, phụ nữ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Theo đó, nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước đang phát triển (95%). 

Đại diện WIPO cho rằng, câu chuyện sở hữu trí tuệ gắn bó mật thiết với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Bên cạnh vấn đề bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm. Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ vì thế rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với 2 nhóm đối tượng còn lại, Việt Nam hiện có 25% dân số trong độ tuổi từ 15-30, hơn 60% các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam do phụ nữ làm chủ. Do vậy, đây là hai nhóm đối tượng cần được đặc biệt lưu ý nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ. 

Hương Mi

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
Sáng 03/4/2024, Công ty Điện lực Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Nhà máy điện Hàm Rồng và Công ty Điện lực Thanh Hóa (4/4/1964 - 4/4/2024).
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 3/4, tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia đã diễn ra Triển lãm Quốc tế Thiết bị và Công nghệ Quảng cáo Việt Nam – VietAd 2024.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Hiện nay, vấn đề phát triển công nghệ cao được quan tâm hàng đầu. Điều này đặt ra yêu cầu phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản để tham gia vào quá trình sản xuất các sản phẩm kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tin tức 14 giờ trước
Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam - ProPak Vietnam 2024 thu hút hơn 300 đơn vị trưng bày.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 20/3/2024 đến 23/3/2024, hành trình 'Về nguồn' của cán bộ, đoàn viên Khối An ninh nhân dân, Công an thành phố Cần Thơ diễn ra tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.