SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Ngư dân Đà Nẵng vươn khơi khẳng định chủ quyền, phát triển thương hiệu nghề cá

10:43, 07/09/2022
Ngư dân kiên trì bám biển bảo vệ ngư trường truyền thống, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại cùng nhiều chính sách đặc thù quan tâm từ các ban, ngành địa phương và Trung ương. Những yếu tố này đang đưa thương hiệu nghề cá Đà Nẵng phát triển thành 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước.

Chắp cánh cho hồn biển

Sáng đầu tháng 9 tinh sương, chúng tôi về chợ đầu mối cảng cá Thọ Quang (phường Nại Hiên Đông). Chợ đầu mối nay được mở rộng với diện tích khoảng 6.800m2, có nhà phân loại thủy sản, chợ tạp hóa phục vụ nhu cầu ăn uống của ngư dân, tiểu thương nên khá huyên náo.

0fc07906c1b904e75da8

 Đà Nẵng – thành phố có trên 90km bờ biển, có 6/8 quận, huyện tiếp giáp với biển (trong đó có huyện đảo Hoàng Sa) giàu tiềm năng khai thác nghề cá bởi hệ sinh thái đặc trưng và tính đa dạng sinh học cao

DSC00448

 

Sản phẩm hải sản TP Đà Nẵng đạt được cả số lượng và chất lượng, thể hiện là trung tâm nghề cá miền Trung với khả năng phục vụ được khoảng 10 triệu lượt khách. Giá trị xuất khẩu khoảng 190 triệu USD/năm, tạo việc làm ổn định cho 25.000 lao động.

Dạo bước trên chợ gặp từng thúng cá tươi rói như dát bạc được ngư dân đưa về vừa cập cảng được phân phối xếp chồng lên xe. Từ đây, hải sản theo xe tỏa ra nhiều ngả đường trong thành phố, đến các tỉnh lân cận và làm nguyên liệu cho 23 nhà máy chế biến thủy sản khác.

Từ lăng thờ Cá Ông nhìn ra cảng, hàng trăm chiếc tàu đang đợi “tiếp sức” nhiên liệu, thực phẩm và ngư cụ tất bật chuẩn bị chuyến ra khơi mới.

Ông Cao Văn Minh – Chủ tịch Hội Nghề cá Nại Hiên Đông tay vừa gỡ lưới vừa bộc bạch: “Ngư dân khi bội thu mỗi đêm trăm con cá, có lúc chỉ được vài chục con cũng thức trắng, mưa may nắng rủi”.

Ông Minh có 35 năm cuộc đời coi biển là nhà, nếm trải bao “canh bạc” giữa trời vất vả, nguy nan nhưng nếu chọn lại nghề thì ông vẫn chọn nghề biển khơi cha ông để lại. Ông cho biết: “Bao đời nay, ngư dân Đà Nẵng bám biển bằng nhiều cách. Ngoài khai thác xa bờ với lưới rê còn có các mô hình khai thác gần bờ như nghề câu, nghề mành chốt … làm đa dạng nguồn thu. Nhờ đó nghề cá giữ vững và phát triển".

7f8f7941c1fe04a05def

Ngư dân Võ Văn Tùng (Phường Nại Hiên Đông, TP Đà Nẵng) có 22 năm bám biển.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách đặc thù đang hỗ trợ ngư dân yên tâm vươn khơi. “Thuyền viên được hỗ trợ đóng bảo hiểm. Riêng bảo hiểm thân máy tàu, Nhà nước và thành phố hỗ trợ đến 90%”, ông Minh nói thêm.

Cũng như nhiều ngư dân Đà Nẵng, ngư dân Võ Văn Tùng phấn khởi khi trúng mùa cá chuồn lớn nhất lịch sử. Ông nói: “Mỗi vụ trúng cá bò, cá chuồn, 3 - 4 tàu đi 4 chuyến thu về 1 tỷ đồng. Nghề này làm là có ăn nhưng phụ thuộc vào nguồn lao động. Hiện khó khăn lớn của nghề cá Đà Nẵng là khan hiếm lao động, chủ yếu lao động phải thuê từ Quảng Nam”.

5d45bbc1677ea220fb6f

Hội nghề cá Nại Hiên Đông có 100 thành viên chia làm 20 tổ đội bạn thuyền đoàn kết, giúp đỡ và cùng động viên nhau bám biển.

Nhìn lên đám mây xám dần lúc xế trưa, ông Tùng chia sẻ: “Tần suất bão, áp thấp nhiệt đới trên biển ngày càng tăng, áp lực cho ngư dân khi tổ chức khai thác ngày một lớn. Quãng hải trình chỉ cần đi một tiếng đến nơi thì giữa biển nếu gặp gió sẽ thành 7 - 8 tiếng, hiểm nguy cho người và tài sản".

Bên cạnh khó khăn vì thiên nhiên, gần đây chi phí mỗi chuyến biển tăng từ 50 triệu lên 70 – 80 triệu đồng vì giá xăng dầu cộng vật tư ở mức cao, khó khăn nhưng không vì thế mà ngư dân tạm ngừng khai thác.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đà Nẵng cho biết: "Các đơn vị bảo hiểm không bán bảo hiểm trang thiết bị và ngư lưới cụ trang bị trên tàu cá vì khó xác định giá trị và mức độ thiệt hại để bồi thường. Từ đó, ngư dân gặp nhiều khó khăn nếu gặp nạn trên biển".

Dẫu không phải khi nào cũng vươn khơi thuận lợi, biển êm song theo Chi cục Thống kê Đà Nẵng, tính đến tháng 6/2022, nghề cá địa phương có 1229 chiếc tàu, trong đó tàu có chiều dài 15m trở lên có 577 chiếc. Khoảng 7.000 thuyền viên và chủ tàu vẫn đang ngày đêm bám biến. Cơ sở hậu cần nghề cá Đà Nẵng càng mở rộng về quy mô.

Trung tâm nghề cá miền Trung

Đà Nẵng sớm được Chính phủ xác định sẽ là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn, gắn với ngư trường Hoàng Sa. Từ đó nhiều chính sách đã được ban hành nhằm tạo thuận lợi cho ngư dân phát triển kinh tế, phát triển thương hiệu nghề cá Đà Nẵng, kết hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên biển.

5a3ce26313dcd6828fcd

 Lăng thờ Cá Ông tại phường Nại Hiên Đông thể hiện truyền thống nghề cá Đà Nẵng.

“Việc hỗ trợ trang thiết bị hiện đại phục vụ khai thác và bảo quản sản phẩm, khắc phục rủi ro cho người và phương tiện khi gặp sự cố cũng như hỗ trợ thông tin liên lạc, giám sát hành trình thời gian qua của thành phố đã giúp ngư dân giảm áp lực, yên tâm bám biển. Chúng tôi cũng tư vấn, hướng dẫn các vấn đề liên quan đến luật pháp, chính sách, giải quyết thủ tục hành chính cho ngư dân trong thời gian nhanh nhất có thể”, ông Trịnh Quang Vinh, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy Sản TP Đà Nẵng khẳng định.

7b8b36988f274a791336

 Ông Trịnh Quang Vinh, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng.

Để phát triển thương hiệu nghề cá Đà Nẵng lớn mạnh, Thành ủy thành phố đã đẩy nhanh tiến độ thi công dự án “Nâng cấp, mở rộng cảng cá Thọ Quang và hoàn thiện hạ tầng dịch vụ nghề cá”. Qua đó, Đà Nẵng cũng tăng cường công tác quản lý, mô hình vận hành, kiểm soát vệ sinh môi trường, phối hợp ngành du lịch nghiên cứu và xây dựng chợ cá tại đây thành điểm du lịch về đêm.

Cơ sở hạ tầng nghề cá Đà Nẵng hiện đại, được nâng cấp về quy mô và chất lượng đang thu hút tàu thuyền các tỉnh miền Trung đến cảng tiêu thụ thủy sản tăng qua từng năm. 

Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở NN&PTNT nói: “Đà Nẵng đã và đang đáp ứng yêu cầu cơ bản của một trung tâm dịch vụ hậu cần, giao lưu buôn bán thủy sản khu vực miền Trung. Tàu thuyền từ tỉnh Bình Định ra đến Quảng Bình thường xuyên cập cảng bán sản phẩm thủy sản đã khai thác và mua nhu yếu phẩm xăng dầu, nước đá, ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền”.

1caade84663ba365fa2a

 Ngư dân bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo

“Mỗi ngư dân vươn khơi sẽ là một cột cờ góp phần bảo vệ ngư trường truyền thống chủ quyền Việt Nam, đồng thời góp phần định vị, phát triển thương hiệu nghề cá Đà Nẵng trở thành một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đà Nẵng nhấn mạnh.

Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng thống kê: "Riêng khu vực Âu thuyền Thọ Quang có 11 doanh nghiệp đóng sửa tàu thuyền, 4 cây xăng dầu, 6 doanh nghiệp sản xuất nước đá, 23 nhà máy chế biến thủy sản. Bến cảng có khả năng neo đậu với 490 thuyền lúc mưa bão. Nếu năm 2010 có hơn 10.870 lượt tàu thuyền với gần 63.360 tấn hải sản qua cảng thì đến 2020 có 22.151 lượt tàu thuyền và trên 100.000 tấn hải sản qua cảng, tạo nên dòng tiền tài chính giao dịch đạt khoảng 6000 - 7000 tỷ đồng".

Duy Lương – Bảo Hòa

Tin khác

Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định vai trò của Thủ đô trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - 65 bảng Anh (khoảng 2 triệu VNĐ) là con số trung bình mà mỗi công dân Anh bỏ ra hàng tháng để đóng góp cho hoạt động từ thiện trong năm 2023, tăng 40% so với năm trước đó.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn và Ban Thường vụ Thị ủy Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị giữa thị xã Nghi Sơn và thị xã Hoàng Mai đến năm 2025.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa thông qua Nghị quyết bổ sung 2.654 biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập cho các địa phương, đơn vị năm 2024 của tỉnh.