SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 19/04/2025
  • Click để copy

Hà Nội kiểm soát chặt chẽ dịch tay chân miệng

07:43, 21/04/2024
(SHTT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng tại thành phố, tăng 34 trường hợp so với tuần trước, bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần vừa qua, Hà Nội ghi nhận thêm 195 ca mắc tay chân miệng, tăng 34 ca so với tuần trước đó; có thêm 8 ổ dịch. Những tuần gần đây, dịch đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng khi số ca mắc tăng dần.

Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có tổng số 778 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023; tổng số đã có 18 ổ dịch tay chân miệng. Hiện nay còn 10 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Ba Vì, Thanh Oai, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng.

Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc tay chân miệng như: Ba Vì (20 ca), Sóc Sơn (17 ca), Thanh Oai (17 ca); Hà Đông (15 ca); Hoàng Mai (14 ca); Thanh Trì (12 ca)…

Không riêng Hà Nội, tại miền Bắc, số ca mắc tay chân miệng cũng đang gia tăng. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, khu vực miền Bắc đã ghi nhận 1.796 ca, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2023.

TAY CHAN MIENG

 

CDC Hà Nội khuyến cáo, tuần tới, các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch. Đồng thời, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại trường học.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội, mỗi năm, bệnh tay chân miệng có 2 chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Hiện, thành phố bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1.

TS.BS Đặng Thị Thúy, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: Các dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ có đặc trưng giống như tên bệnh. Cụ thể, ngoài dấu hiệu sốt nhẹ thậm chí sốt thoáng qua khó nhận biết, dấu hiệu đặc trưng là các nốt ban. Ban của bệnh tay chân miệng là dạng ban phỏng nước, mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, rải rác trên gối, mông; có các ban phỏng nước trên miệng. Ở một số trường hợp không điển hình, có thể chỉ thấy ban ở lòng bàn tay, bàn chân và rải rác trên gối mông nhưng không có ban trong miệng; một số trường hợp lại có các nốt ban, loét trong miệng nhưng không xuất hiện ban ở lòng bàn tay, bàn chân …

Theo BS Đặng Thị Thúy, hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày, giống như các sốt virus khác. nhưng cũng có một tỉ lệ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp…

PV

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
Sáng ngày 17/4, Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam (Café Show Vietnam 2025 and Tea Show Vietnam 2025) chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TPHCM và kéo dài đến ngày 19/4/2025.
Tin tức 9 giờ trước
(SHTT) - Khi vàng không còn bị Mỹ áp thuế đối ứng, nhà đầu tư đưa kim loại quý quay về Thụy Sĩ.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị trong thời gian tới cần tiếp tục thúc đẩy các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào, phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm cả nước đang tập trung triển khai như phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tin tức 10 giờ trước
(SHTT) - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về cải thiện, nâng cao chỉ số chuyển đổi số TP Hà Nội và tổ chức triển khai đánh giá năm 2024.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu trong thời gian tới Sở, ban ngành căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tiến hành triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với thi hành Luật Thủ đô 2024.
. ..