SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 30/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Đánh giá hiệu quả của phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt

14:55, 30/06/2023
(SHTT) - Theo đánh giá của các chuyên gia, việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt sẽ mang lại nhiều hiệu quả, đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nâng cao ý thức tiết kiệm nước của người dân.

Việc xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Nội là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch. Dưới đây là hiệu quả của việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố.

Đảm bảo việc khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn nước ngầm, an ninh nguồn nước và ngăn ngừa tình trạng sụt lún mặt đất

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 về việc điều chỉnh quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo việc khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn nước ngầm và thay thế bằng nguồn nước mặt từ các Nhà máy nước mặt công suất lớn (Nhà máy nước mặt Sông Đuống, Sông Đà và Sông Hồng).

Theo đó, việc giảm dần quy mô khai thác nước ngầm sẽ góp phần bảo vệ an toàn nguồn tài nguyên nước, hạn chế các hiện tượng sụt lún do khai thác quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến các công trình xây dựng và môi trường sống của người dân trên địa bàn Thành phố. Bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước ngầm sẽ là việc làm trọng tâm để tồn tại và thích ứng với biến đổi khí hậu và đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.

Ngoài ra, khi nguồn nước mặt có sự cố, nguồn nước ngầm dừng hoặc giảm khai thác được sử dụng làm nguồn nước dự phòng đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố.

dieu chinh gia nuoc sach1

 

Đảm bảo cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân

Không chỉ vậy, việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt thì các Đơn vị cấp nước có nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng công suất sản xuất nước sạch, đồng thời thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực cấp nước sạch. Từ đó góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các Dự án cấp nước để đảm bảo sản lượng nước được cung ứng đầy đủ, liên tục đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

Chất lượng nước sạch sản xuất ra theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT cũng đảm bảo sức khỏe cho người dân.

Nâng cao ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường

Bên cạnh đó, giá nước được điều chỉnh có tác dụng khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong các tổ chức, cá nhân đang sử dụng nước sạch, đảm bảo an sinh xã hội và tạo sự tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp cấp nước. Từ đó giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân Thủ đô.

Đảm bảo các hộ dân ở các vùng nông thôn cũng được cung cấp nước sạch và đảm bảo mặt bằng giá giữa khu vực thành thị và nông thôn

Để người dân được tiếp cận nguồn nước sạch sinh hoạt, thời gian qua, UBND Thành phố đã huy động các nguồn lực để đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư xây dựng. Đồng thời, quản lý vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn đạt hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo an ninh nguồn nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Mức tăng theo lộ trình, cơ bản không tác động nhiều thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt

Đối với hộ gia đình: Theo nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành một (10-16 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm: 15.000 – 26.000 đồng/tháng; ở khu vực nông thôn (6-8 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chiếm 0,72% (Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 do Tổng Cục Thống kê công bố: Số nhân khẩu bình quân một hộ khu vực thành thị là 3,5 người, khu vực nông thôn là 3,7 người. Mức thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2022 là 6,6 triệu đồng/người, một gia đình là 22,4 triệu đồng/hộ).

Do vậy, với phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân.

Hương Mi

Tin khác

Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Làm việc xuyên đêm khiến nhiều sinh viên luôn trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe sa sút,... Dẫu biết những hệ lụy nguy hiểm ẩn sau nguồn thu nhập của mình, nhiều bạn trẻ vẫn chấp nhận vì những lý do khác nhau.
Tin tức 1 ngày trước
Nhiều gian hàng với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu huyện Thiệu Hoá năm 2024.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.