SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Độc đáo lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

11:18, 18/10/2023
Vừa qua, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm đã diễn ra ở Ninh Thuận. Lễ hội năm nay được tổ chức với đầy đủ nghi thức truyền thống, thu hút rất đông du khách và người dân địa phương tham gia.

Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm

Diễn ra từ ngày 13 đến 16-10, Katê là Lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, với ý nghĩa tưởng nhớ đến các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, sự hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi, nảy nở của con người và vạn vật.

Lễ hội Katê thường được bắt đầu bằng lễ hội từ các đền, tháp Chăm và cuối cùng là các hoạt động vui chơi, đón Tết tại nhà.

Đây cũng là dịp để  người Chăm tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc (được người Chăm tôn vinh làm thần).

2

Lễ hội Katê thu hút rất đông du khách tham gia. Ảnh: Quảng Đại Tuyên 

Tại sự kiện, rất đông người dân đã tập trung tại các đền tháp cổ kính, thưởng thức các điệu múa nhạc dân gian trong kho tàng âm nhạc của người Chăm. Mọi người nghỉ ngơi và tràn ngập niềm vui, đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau.

Lễ hội được chia làm hai phần là phần lễ và phần hội. Ở phần lễ, nghi thức hành lễ đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, lễ tắm tượng thần, lễ mặc phục y cho tượng thần, đại lễ. Khi điệu múa thiêng kết thúc thì ngoài tháp Chăm bắt đầu mở hội. Các điệu múa, làn điệu dân ca cộng hưởng với trống Gi Năng, trống Paranưng và kèn Saranai làm vui nhộn cả một vùng.

Đối với phần hội, lễ hội Katé được tổ chức theo quy mô nhỏ tiến hành ở từng làng và một ngày sau đó là lễ hội từng gia đình một. Các thành viên từng gia đình cùng quần tụ đông đủ, có một người chủ tế, thường được lựa chọn là người chủ hộ, lớn tuổi, hay trưởng dòng họ trong dòng tộc. Chủ tế cầu mong cho gia đình được tổ tiên thần linh phù hộ, con cháu làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn. Đây còn là cơ hội để mọi người gần gũi, gắn bó, đoàn kết, thương yêu nhau hơn trong cuộc sống, là dịp để vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài.

Ngày nay, Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận là một phần của di sản văn hóa quốc gia Việt Nam. Đó là sự đóng góp to lớn của văn hóa Chăm vào nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, tạo thêm sắc màu sinh động trong tổng thể văn hóa Việt Nam nói chung.

Phát triển du lịch cộng đồng

Nhân dịp Lễ hội Katê năm 2023, Khoa Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã có chuyến nghiên cứu khảo sát thực tế tại khu vực thi hành lễ; đồng thời, ký kết thỏa thuận hợp tác với Hợp tác xã sản xuất, thương mại và dịch vụ gốm Chăm Bàu Trúc.

Theo TS Phan Thị Ngàn, Quyền Trưởng Khoa Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đơn vị sẽ hỗ trợ tập huấn công tác xúc tiến phát triển du lịch; đào tạo, tập huấn phát triển du lịch cộng đồng cho làng nghề gốm Bàu Trúc. Điều này nhằm góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng, tạo thêm sắc màu sinh động trong tổng thể văn hóa Việt Nam và thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.

Làng gốm Bàu Trúc (Hamu Craok) là một làng nghề và một điểm đến du lịch quan trọng ở Ninh Thuận, đã được UNESCO công nhận là Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Việc ký kết hợp tác này sẽ rất thiết thực, hỗ trợ về mặt chuyên môn và kết nối cho làng nghề. Qua đó, Khoa Du lịch sẽ hỗ trợ tập huấn công tác xúc tiến phát triển du lịch, đào tạo, tập huấn phát triển du lịch cộng đồng cho Làng nghề gốm Bàu Trúc.

Bên cạnh đó, Khoa cũng sẽ phối hợp nghiên cứu Đề tài khoa học “Nghiên cứu, đề xuất và triển khai mô hình Du lịch cộng đồng gắn với Làng nghề gốm Bàu Trúc tỉnh Ninh Thuận” và các chương trình nghiên cứu khác trong tương lai.

3

Đại diện Khoa Du lịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành ký kết hợp tác với Làng gốm Bàu Trúc. Ảnh: Quảng Đại Tuyên 

Hai bên cam kết phối hợp cử nhân sự tham gia điều hành, tổ chức các tour du lịch trải nghiệm trên địa bàn Làng nghề gốm Bàu Trúc, làng Chăm và quảng bá các hoạt động trải nghiệm du lịch.

Hiện nay, dù du lịch đang phát triển, nhưng kỹ năng du lịch và vận hành du lịch của cộng đồng còn gặp khá nhiều khó khăn. Theo TS. Quảng Đại Tuyên, Khoa Du lịch - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, làng nghề truyền thống Chăm mặc dù có tiềm năng và cơ hội phát triển mạnh mẽ để định hình bản sắc sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Ninh Thuận, nhưng các chiến lược, quy hoặc và cả những chương trình triển khai thực tiễn và cụ thể nhất vẫn còn khá hạn chế.

TS. Quảng Đại Tuyên hy vọng rằng, thỏa thuận hợp tác tiên phong của Khoa Du lịch cũng sẽ một động lực cho các đơn vị khác cùng nhau thúc đẩy sự phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam phát triển.

 Đinh Nam

Tin khác

Tin tức 2 giờ trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 1 ngày trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.