COVID-19 có thể khiến mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu bị suy giảm
(SHTT) - Hôm 16/2, bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã đưa ra những cảnh báo về mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay.
Phát biểu tại Diễn đàn Phụ nữ toàn cầu diễn ra ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hôm 16/2 vừa qua, bà Georgieva đã đưa ra các dự báo về việc mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm ở mức 0,1-0,2% do tác động của dịch nCoV.
Tuy nhiên, bà cho rằng tác động toàn diện của dịch nCoV đối với kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh này và còn "quá sớm" để đánh giá điều này do hiện mới chỉ thấy được tác động đối với các lĩnh vực du lịch và giao thông vận tải.
Cũng theo Tổng giám đốc IMF trên, nếu dịch nCoV được nhanh chóng khống chế, kinh tế toàn cầu có thể sẽ chứng kiến sự suy giảm và sau đó là sự phục hồi nhanh chóng.
Trước đó, trong báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới công bố hồi tháng 1 vừa qua, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 xuống còn 3,3%, giảm 0,1% so với mức dự báo trước đó.So sánh với tác động của dịch Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003, bà Georgieva cho rằng nền kinh tế Trung Quốc khi đó chỉ chiếm 8% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong khi con số này ngày nay là 19%.
Bà cho biết thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, đã giúp giảm tác động của dịch bệnh nCoV đối với kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo bà, thế giới cần quan ngại về sự "tăng trưởng chậm chạp" ảnh hưởng do những yếu tố bất ổn như tăng trưởng sản lượng thấp, lãi suất thấp và lạm phát thấp.

Tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa có báo cáo đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của dịch virus corona đối với kinh tế - xã hội năm 2020. Theo đánh giá sơ bộ và dự báo của Bộ KHĐT, dịch virus corona sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và chỉ số giá tiêu dùng. Về tăng trưởng kinh tế, bộ dự kiến có 2 kịch bản.
Theo kịch bản 1, nếu dịch virus corona được khống chế kịp thời trong quý I, ước tính GDP năm nay tăng 6,27%, thấp hơn 0,53% so với Nghị quyết 01. Trong đó quý I tăng 3,8%; quý II tăng 6,55%; quý III tăng 7,07% và quý IV tăng 6,81%.
Với kịch bản 2, nếu dịch virus corona được khống chế trong quý II, ước tính GDP tăng 6,09% so với năm trước (thấp hơn 0,71% so với Nghị quyết 01). Trong đó quý I, GDP tăng 3,8%; quý II tăng 5,81%; quý III tăng 7,05% và quý IV tăng 6,81%.
Về chỉ số giá tiêu dùng, Bộ KHĐT cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh có thể làm tăng giá thuốc y tế, giá điện sinh hoạt. Tuy nhiên, giá thực phẩm tươi sống như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, rau xanh; giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình; giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí có thể sẽ giảm trong ngắn hạn do nhu cầu giảm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp dịch virus corona kết thúc ở quý I, giá các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ tăng cao hơn ở quý II. Nếu dịch diễn biến sang quý II, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ tăng cao hơn do hoạt động sản xuất giảm sút và tăng vào các tháng cuối năm.
Theo kịch bản 1, Bộ KHĐT dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%. Theo kịch bản 2, cơ quan này dự báo CPI tăng 4,86%.
Ngoài ra, theo Bộ KHĐT, dịch bệnh do virus corona gây ra cũng tác động trực tiếp đến một số ngành, lĩnh vực. Theo kịch bản 1, ước tính kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 46,5 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản giảm khoảng trên 29%, hàng thủy sản giảm 38%, hàng dệt may giảm 22%...
Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc quý I đạt 5,6 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến, hàng lâm sản giảm khoảng 30%, hàng thủy sản giảm 33%.
Cũng theo kịch bản này, nhập khẩu quý I ước đạt 50 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó. Trong đó, nhập khẩu nhóm mặt hàng tư liệu sản xuất đạt 45 tỷ USD, giảm 12%.
Theo kịch bản 2, nếu dịch virus corona kết thúc cuối quý II, ước tính xuất khẩu quý II đạt 51 tỷ USD, giảm giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu quý II cũng ước tính giảm khoảng 16%, đạt 53 tỷ USD.
Dịch bệnh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực du lịch. Thị trường Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình chiếm khoảng 30%.
Khách Trung Quốc đến Việt Nam bình quân mỗi quý năm 2019 khoảng 1,45 triệu khách. Trong tháng 1, lượng khách Trung Quốc đến nước ta là 644.000 lượt. Theo kịch bản 1, lượng khách quốc tế trong quý I cũng vẫn là 644.000 lượt, giảm so với không có dịch khoảng 800.000 lượt.
Theo kịch bản 2, lượng khách Trung quốc đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm sẽ giảm khoảng 2,3 triệu lượt so với không có dịch. Đối với khách quốc tế đến từ các quốc gia khác, ước tính sẽ giảm khoảng 50-60% trong giai đoạn có dịch.
Theo tính toán, nếu dịch kéo dài hết quý I, thiệt hại về doanh thu từ khách quốc tế là khoảng 2,3 tỷ USD. Nếu dịch kéo dài hết quý II, thiệt hại khoảng 5 tỷ USD.
Lĩnh vực vận tải cũng âẽ chịu ảnh hưởng khi chỉ tăng trưởng chậm khoảng 3,5-5% theo các kịch bản đưa ra.
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá ảnh hưởng của dịch virus corona đối với kinh tế - xã hội năm 2020
-
Tạo thương hiệu cá ngừ Việt Nam, đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới
-
Sản xuất “thịt chay” thân thiện môi trường bằng công nghệ in 3D
Hạ An
-
Những nội dung trọng tâm trong kế hoạch sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần thứ 3
Tình hình sức khoẻ các tình nguyện viên tiêm vaccine COVID-19 liều cao nhất
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021: Thế giới cùng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bùng nổ tình trạng thuê kho của doanh nghiệp uy tín để chứa hàng lậu
-
Những nội dung trọng tâm trong kế hoạch sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần thứ 3
-
Tình hình sức khoẻ các tình nguyện viên tiêm vaccine COVID-19 liều cao nhất
-
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021: Thế giới cùng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Bùng nổ tình trạng thuê kho của doanh nghiệp uy tín để chứa hàng lậu
-
Chủ tịch ASEAN lần thứ 37: Việt Nam để lại dấu ấn gì về sở hữu trí tuệ?
-
Phát triển thành công vật liệu nano linh hoạt có tiềm năng lớn đối với ngành y sinh
-
Hội nghị Trung ương 15 bế mạc sớm hơn dự kiến 1,5 ngày
-
Kịp thời ngăn chặn 2 tấn nầm lợn bẩn chuẩn bị lên bàn nhậu
-
Thủ tướng thông qua đề xuất cấp bổ sung 6.500 tấn gạo cho 4 tỉnh miền Trung
-
Từ tháng 1/2021 bắt đầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip
-
Cập nhật: Bão số 9 bắt đầu đổ bộ miền Trung, nhiều nhà tốc mái
-
Triệu hồi 13.000 chiếc Mercedes-Benz do hệ thống logo phát sáng lỗi
-
'Bầu Hiển' ủng hộ 5 tỷ đồng xây điểm trường và nhà tình nghĩa cho người nghèo tỉnh Cao Bằng
-
Ngân hàng TPBank liên tiếp nhận 3 giải thưởng danh giá về ngân hàng số
-
Altara Residences Quy Nhơn: Mua nhà sang – Rinh lộc vàng
-
Công nghệ trí tuệ nhân tạo tác động gì đến việc bảo hộ sáng chế?
-
Đà Nẵng: Bắt giữ hàng trăm gói thực phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
-
Chuyên gia pháp lý nói gì về vấn đề đạo nhạc tại Việt Nam?
-
Anh phát minh que thử thai dành đặc biệt cho người khiếm thị
-
Những nội dung trọng tâm trong kế hoạch sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ lần thứ 3
-
Những vụ thu giữ rượu nhập lậu trước thềm Tết Nguyên đán
-
Thu hồi đế sạc smartphone Belkin vì nguy cơ cháy nổ
-
Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021: Thế giới cùng hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa