SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước

07:25, 22/08/2022
(SHTT) - Mới đây, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã thực hiện “Công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước”. Đây là một trong những hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (4-9-1962/4-9-2022).

Phát biểu tại buổi công bố, ông Đặng Thanh Tùng, ông Đặng Thanh Tùng – Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết:  Chương trình được thực hiện nhằm mục đích công bố rộng rãi tài liệu lưu trữ quốc gia nhằm phát huy hiệu quả giá trị tài liệu góp phần phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng ngành, địa phương, vùng miền; giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho các thế hệ, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

1

Cục trưởng Đặng Thanh Tùng đã giới thiệu một số điểm cơ bản về hoạt động của Cục trong thời gian tới đây. 

Hiện tại, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước là trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quốc gia. Hiện nay, các Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước quản lý trên 30km giá tài liệu có ý nghĩa quốc gia, được viết bằng các ngôn ngữ Hán - Nôm, Pháp, Việt...trên các vật mang tin bằng giấy, mộc bản, phim ảnh, ghi âm v.. Những tài liệu này được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu ở Việt Nam từ thế kỷ XV cho đến ngày nay. Đây là di sản của dân tộc, là nguồn sử liệu chính xác, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược phục vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Cũng theo Cục trưởng Đặng Thanh Tùng, tài liệu lưu trữ quốc gia hiện đang bảo quản tại các Lưu trữ lịch sử nhà nước gồm 4 Trung tâm Lưu trữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) và Lưu trữ lịch sử của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tài liệu được công bố không có nội dung bí mật nhà nước và không thuộc tài liệu thuộc diện hạn chế sử dụng.

Theo chương trình, tài liệu lưu trữ được công bố trong phạm vi cả nước, ở các ngành, các địa phương; tại các quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc, học tập và tại các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Nội dung công bố bám sát định hướng, phục vụ phát triển của đất nước giai đoạn 2021 - 2030, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ Đại hội XIII.

Tài liệu lưu trữ được công bố tập trung vào các nhóm chủ đề: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam qua các thời kỳ; Quan hệ quốc tế của Việt Nam; Tổ chức đơn vị hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử; các vấn đề về giáo dục đào tạo, tôn giáo, tín ngưỡng, nông thôn, nông nghiệp và nông dân, đô thị hóa và phát triển đô thị, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Chính sách và kết quả thực hiện các chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; Các phong trào đấu tranh, các cuộc kháng chiến giành, bảo vệ độc lập dân tộc; Danh nhân, nhân vật và di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam; Lịch sử phát triển các ngành nghề, lĩnh vực.

Đề cấp đến việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi), Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, Luật Lưu trữ năm 2011 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã đánh dấu một bước phát triển mới về luật pháp lưu trữ Việt Nam, tạo khung pháp lý cao nhất về lưu trữ, cũng như điều kiện cho công tác lưu trữ phát triển, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Lưu trữ đã phát sinh một số vướng mắc, đặt ra yêu cầu phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay, tiếp tục tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước nói riêng và ngành Lưu trữ nói chung; đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.

Cục trưởng Đặng Thanh Tùng cũng cho biết thêm, trong Chương trình công tác năm 2022 của Bộ Nội vụ, lãnh đạo Bộ cũng đã giao Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước chuẩn bị hồ sơ cho việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi). Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) và báo cáo Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.  

Trong quá trình thành lập và phát triển, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã phấn đấu vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Với những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước đã ghi nhận, đánh giá cao và tặng thưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Huân chương Độc lập hạng nhì năm 2002; Huân chương Lao động hạng nhất năm 2006; Huân chương Hồ Chí Minh năm 2007,... và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Ngày 4/9/1962, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/CP thành lập Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng. Đây là cơ quan có tư cách pháp nhân đầu tiên của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý tập trung thống nhất công tác lưu trữ và trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ Trung ương.

Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc. Thực hiện chỉ thị của Phủ Thủ tướng về phòng không nhân dân”, Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng và Kho Lưu trữ Trung ương đã vận chuyển, sơ tán tài liệu lưu trữ quốc gia cùng cán bộ, viên chức về địa điểm bí mật tại tỉnh Tuyên Quang làm việc 20 năm trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta.

Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động lưu trữ phát triển, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, ngày 4/4/2001, Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh lưu trữ quốc gia. Theo đó, cơ quan quản lý lưu trữ trung ương có chức năng tham mưu cho Đảng, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ. Tiếp đó, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Luật lưu trữ đã được thông qua ngày 11/11/2011.

Thanh Mai

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 18 giờ trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 18 giờ trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, TikTok đã thông báo sẽ đình chỉ tính năng kiếm tiền gây tranh cãi trên nền tảng tại các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Được biết, đây là những động thái được đưa ra sau những cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu.
Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Sáng 26/4, tại Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức sự kiện hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.