SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 20/09/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Công bố bản đồ 3D chi tiết hệ thống sao chép của virus SARS-CoV-2 cấp nguyên tử

11:57, 18/08/2020
(SHTT) - Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cell, các nhà khoa học Rockefeller cung cấp ảnh chụp hệ thống sao chép của nCoV ở cấp nguyên tử. Bản đồ chi tiết chụp cỗ máy điều khiển quá trình nhân lên của nCoV sẽ giúp các nhà nghiên cứu đẩy nhanh tốc độ phát triển thuốc đặc trị.

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cell, các nhà khoa học Rockefeller cung cấp ảnh chụp hệ thống sao chép của nCoV ở cấp nguyên tử. "Hiện nay, chúng tôi đã có thêm hình mẫu cấu trúc có thể giúp các công ty dược phẩm tìm kiếm hợp chất để ngăn chặn nCoV", Elizabeth Campbell, phó giáo sư ở Đại học Rockefeller.

ban do chi tiet nguy ly lay nhiem cua nCoV

 

Tương tự nhiều virus khác, nCoV sao chép vật liệu di truyền với sự giúp đỡ của một enzyme phức tạp như tên gọi của nó, ARN polymerase phụ thuộc ARN hay RdRp. Do đóng vai trò vô cùng cần thiết để virus nhân lên, cỗ máy này là mục tiêu tiềm năng đối với các loại thuốc kháng virus. Trên thực tế, một số thuốc kháng virus hiện nay cũng như vài loại thuốc mới đặc trị Covid-19 hoạt động dựa trên RdRp, bao gồm remdesivir. Remdesivir đang được sử dụng ở nhiều nước để điều trị ca bệnh nặng.

Các loại thuốc kháng virus trên tìm cách len lỏi vào những ngóc ngách của phân tử RdRp khổng lồ giống như chướng ngại vật gây bít tắc, khiến cả cỗ máy ngừng vận hành. Để làm được điều này, hợp chất cần phải hoạt động vô cùng chính xác. Giới nghiên cứu đang tìm cách thiết kế một hợp chất thành công cần ảnh chụp chi tiết hết mức có thể của RdRp. Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn do RdRp không hoạt động một mình mà kết hợp với một số protein khác, bao gồm enzyme helicase, một mục tiêu hứa hẹn khác để điều chế thuốc điều trị Covid-19.

Sử dụng kỹ thuật chụp ảnh gọi là kính hiển vi điện tử đông lạnh, nhóm nghiên cứu có thể chỉ ra cỗ máy sao chép nhiều bộ phận của nCoV trông như thế nào. Ngay cả khi tạo thành một tổ hợp phức tạp, những lỗ hổng của RdRp hay helicase không thay đổi hình dáng, do đó phân tử được thiết kế để ức chế những enzyme này vẫn hiệu quả với cả hai. Ảnh chụp cũng hé lộ nhiều vùng chưa được biết tới trước đây trong cỗ máy và dễ bị tấn công bởi các loại thuốc, bao gồm một điểm ở bề mặt giữa hai enzyme.

Trong khi các nhà khoa học trên khắp thế giới đang gấp rút tìm kiếm phân tử kháng nCoV, dữ liệu mới có thể giúp đẩy nhanh đáng kể nghiên cứu của họ. Đặc biệt, độ phân giải của bản đồ 3D tổ hợp RdRp-helicase do Campbell và cộng sự tạo ra sẽ giúp ích cho các nghiên cứu trên máy vi tính về chức năng hoạt động của thuốc.

An Khang

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Ngày 20/9, tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc và phiên thảo luận Hội thảo Khoa học trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II, với chủ đề: “Thanh niên trong bối cảnh chuyển đổi số”.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI4VN 2023) với chủ đề "Sức mạnh cho cuộc sống" sẽ diễn ra trong hai ngày 21-22/9 tại TPHCM. Ngày hội sẽ cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất, các sản phẩm, giải pháp ứng dụng AI.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục Đăng Kiểm Việt Nam vừa phát đi thông báo triệu hồi liên quan đến các dòng xe Ford Everest đời 2022 - 2023, Everest đời 2021 - 2023, Explorer đời 2018 - 2023 tại Việt Nam do có nguy cơ dừng đột ngột, bộ lọc khí thải DPF lắp không đúng thiết kế, Explorer có phần mềm điều khiển camera lỗi.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Tập sách "Gia Định - Sài Gòn - TPHCM dặm dài lịch sử" với hơn 1.600 trang đã giúp nhà nghiên cứu 103 tuổi Nguyễn Đình Tư đoạt giải thưởng khoa học Trần Văn Giàu lần thứ 11 năm 2023.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, HP Việt Nam chính thức giới thiệu sản phẩm “Thế hệ mới - Khơi mở tương lại” tới người dùng những sản phẩm công nghệ thế hệ mới mang tính đột phá, giúp nâng cao trải nghiệm công nghệ của người dùng ở mọi khía cạnh: làm việc, học tập đến giải trí...