SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 05/05/2024
  • Click để copy

Chuyên gia Nhật Bản chỉ cách nhìn mới để xây kênh bán hàng

17:39, 13/01/2024
Các chuyên gia Nhật Bản chia sẻ cách nhìn về thị trường kinh doanh, xây dựng kênh bán hàng thông qua “lăng kính” của chim, cá, dơi, sâu bọ.

Vừa qua tại TP.HCM, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Hiệp hội Tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) tổ chức chương trình gặp gỡ chuyên gia Nhật Bản: “Tư duy mới trong cách mở rộng kênh bán hàng”.

Tại chương trình, các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra nhiều cách nhìn và chia sẻ những câu chuyện cụ thể về cách tư duy trong việc mở rộng thị trường.

Theo ông Hiroyuki Iwamatsu - người có kinh nghiệm 50 năm kinh doanh quốc tế tại công ty Mitsuibusan, các doanh nghiệp cần có cách nhìn thích hợp trong việc mở rộng thị trường. Từ đó, ông Hiroyuki Iwamatsu đưa ra 4 cách nhìn của chim, cá, dơi, sâu bọ như cách nhìn của doanh nghiệp về vai trò kinh doanh.

ong Hiroyuki Iwamatsu

 Ông Hiroyuki Iwamatsu - người có kinh nghiệm 50 năm kinh doanh quốc tế tại công ty Mitsuibusan.

Cũng theo ông Hiroyuki Iwamatsu trong kinh doanh việc lựa chọn cách nhìn kinh doanh rất quan trọng. Cụ thể, góc nhìn của cá trong kinh doanh là cách nhìn như một dòng chảy. Theo đó, dòng chảy là những thay đổi, thay đổi ở các quốc gia, ngành nghề, sản phẩm,… Trong việc phát triển thị trường phải nắm bắt được dòng chảy, sự thay đổi là quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp cần suy nghĩ xem việc đang làm có phù hợp với giai đoạn của công ty, ngành, quốc gia đó không.

Ông Hiroyuki Iwamatsu cũng nêu ra ví dụ, năm 1990, ông nhận nhiệm vụ cần lập công ty linh kiện sản xuất ô tô ở Trung Quốc. Ở thời điểm đó, nhiều công ty linh kiện khác của Nhật cũng muốn vào thị trường Trung Quốc. Ông nhìn nhận, ở Trung Quốc tại thời điểm đó, tiền lương lao động rất thấp.

“Thời điểm đó, những công ty dệt may ở Nhật đã tiến qua Trung Quốc làm nhà máy dệt may và đang ở đà tăng trưởng. Nhiều công ty linh kiện khác nhau về ô tô cũng muốn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ đến nguồn lao động giá rẻ, thích hợp nhất vẫn là công ty bọc ghế da ô tô. Tôi mở thêm công ty bọc ghế, tiến sang thị trường qua Trung Quốc. Hiện tại, công ty đó đã phát triển mạnh ở Trung Quốc”, ông Hiroyuki Iwamatsu chia sẻ.

Ngoài ra, ông Hiroyuki Iwamatsu nhận định doanh nghiệp thường chỉ nhìn, nghe được những gì trước mắt trong phạm vi hẹp. Đại đa số, doanh nghiệp không để ý những thay đổi nên đến từ cái nhỏ nhất - đó là cách nhìn của sâu bọ. Điểm điểm mấu chốt những thông tin nhỏ nhất cần được liên kết với nhau, bởi sự thay đổi luôn diễn ra hàng ngày. Điều đó cho thấy làm sao tập hợp nguồn thông tin nhỏ nhất lại để phát triển thị trường.

“Hướng nhìn của sâu bọ hay chim, cá cũng chính hướng nhìn của người lãnh đạo. Nếu không cùng hướng, nó sẽ rất hỗn loạn. Tôi nghĩ từ ý tưởng đến các kế hoạch, thông tin,… nếu chúng ta không có tổng hợp thành một dữ liệu sẽ rất khó cho người lãnh đạo”, ông Hiroyuki Iwamatsu nói.

Ngoài ra, ông Hiroyuki Iwamatsu cũng nhận định thị trường Việt Nam còn nhiều nhân tố cần phải phát triển, trong đó quan trọng nhất là liên quan tới lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn yếu. Ngược lại, phía Nhật Bản mạnh trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nhưng lại gặp vấn đề là thế hệ kế thừa hiện tại rất ít và khó tìm.

“Hiện nay có khoảng 99% doanh nghiệp tầm trung, tiểu xí nghiệp tại Nhật Bản nắm giữ phần lớn các kỹ thuật mới, kỹ thuật ưu việt, nhưng họ không có người kế thừa. Cho nên việc kết hợp giữa doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp Việt Nam là một cách làm cần thiết và nên thực hiện vào thời điểm hiện tại. Trong đó, chúng tôi đang tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển thị trường cũng như kết nối chuyên gia về công nghệ, kỹ thuật, bán hàng”, ông Hiroyuki Iwamatsu.

Cũng tại chương trình, ông Fujio Takagi - Cựu Giám đốc Kế toán và Giám đốc Kế hoạch Doanh nghiệp tại DentsuSoken cho rằng: “Trong bất kỳ lĩnh vực nào, luôn phải giữ đạo đức kinh doanh, có được nền tảng đó doanh nghiệp sẽ hiểu rõ đối tác, hiểu rõ thị trường của mình và có cách ứng xử, xử lý phù hợp với từng tình huống”.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Thanh Diệu - Giám đốc kinh doanh Công ty CP Thiết bị Nhà bếp Vina chia sẻ: “Các đối tác Nhật Bản luôn cần sự uy tín trong lời nói và sự nghiêm túc trong công việc. Theo đó, yếu tố cốt lõi nhất là doanh nghiệp Việt Nam phải thực sự nghiêm túc, coi trọng về mặt chất lượng. Từ khi có sự hợp tác với phía Nhật Bản, công ty đã nhận được nhiều sự hỗ trợ về công nghệ để sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt nhất”.

Võ Liên

Tin khác

Tin tức 35 phút trước
(SHTT) - Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài nguyên môi trường về kết quả kiểm tra việc đấu giá 3 mỏ cát Châu Sơn, Liên Mạc, Tây Đằng - Minh Châu cao bất thường.
Tin tức 49 phút trước
(SHTT) - Chiều ngày 4/5, Chánh Văn phòng, Người pháp ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh đã thông tin về tiến độ chuẩn bị cải cách tiền lương từ 1/7.
Tin tức 50 phút trước
(SHTT) - Ngày 4/5, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Tin tức 51 phút trước
(SHTT) - Sau mưa lớn kéo dài nhiều ngày, bãi rác Nam Sơn (H.Sóc Sơn, Hà Nội) đã gặp sự cố sạt lở ô lưu chứa bùn thải. Văn phòng huyện Sóc Sơn đang khẩn trương phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra, đánh giá tác động, thiệt hại.
Tin tức 53 phút trước
(SHTT) - Ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã phát hành bộ tem đặc biệt “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”. Bộ tem gồm 4 mẫu thiết kế tái hiện từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển của vùng đất lịch sử Điện Biên Phủ.