SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 18/05/2024
  • Click để copy

Nhân lực là lõi để dựng nên ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

07:40, 05/05/2024
(SHTT) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, một trong những bước đi của chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn là xây dựng để Việt Nam trở thành trung tâm (hub) nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn, từ đó tiến tới xây dựng nền công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Sáng nay, ngày 4/5, Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Mỹ) đã tổ chức Hội nghị với chủ đề "Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu".

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn là xây dựng để Việt Nam trở thành trung tâm (hub) nhân lực toàn cầu về công nghiệp bán dẫn. Đây sẽ là nền tảng vững chắc để nước ta tiến tới xây dựng nên công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, hub nhân lực có thể ví như thỏi nam châm thu hút đầu tư nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói, kiểm thử chip bán dẫn tại Việt Nam. Hub nhân lực toàn cầu sẽ bao gồm cả người làm việc trong công đoạn gia công, xuất khẩu lao động về công nghiệp bán dẫn.

Để trở thành địa chỉ thu hút đối với các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực bán dẫn, ông Hùng cho rằng Việt Nam cần phải nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu về lao động, nhân lực được nâng cao kỹ năng, nhân lực STEM,...

"Nhân lực là lõi để dựng nên ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam sau này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

hoi-nghi-vi-mach-phenikaa-3150-5669-1490-1714808583

Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về nhân lực bán dẫn tại hội nghị, sáng 4/5. Ảnh: BTC 

Nhận định về tình hình quốc tế, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, thế giới hiện đang thiếu hụt nhân lực công nghệ bán dẫn. Sự thiếu hụt này có tính toàn cầu, nhưng chủ yếu sẽ diễn ra trong ngắn hạn và trung hạn. Xét tình hình hiện nay, Việt Nam có thể đáp ứng nhanh các nhu cầu này của thế giới.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc đào tạo nhân lực mang tính dài hạn trong nước như giáo dục STEM ở bậc phổ thông, đào tạo tiến sĩ vẫn phải chú trọng trong ngắn hạn, Bộ trưởng 

Để thực hiện tốt mục tiêu nhân lực bán dẫn trong ngắn hạn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần tập trung đào tạo lại, đào tạo chuyển tiếp.

Việt Nam hiện có 600.000 - 700.000 kỹ sư công nghệ thông tin, phần mềm, điện tử. Nếu đào tạo lại trong 6 - 12 tháng, số nhân lực này có thể sẵn sàng cho công nghiệp bán dẫn. Để làm được việc này, ông Hùng cho rằng Việt Nam cần giáo viên, người hướng dẫn, cơ sở vật chất, giáo trình và chú trọng hợp tác giữa doanh nghiệp bán dẫn và đại học. Ngoài ra cần sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất tại các cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, việc thu hút giáo viên bán dẫn nước ngoài có thể là sự ưu tiên cao nhất lúc này. "Ngành công nghiệp này chưa bao giờ dễ dàng, cần khát vọng lớn và quyết tâm cao và sự bền bỉ", Bộ trưởng Hùng nói.

2A1A0639-1-JPG-3896-1714808583

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị sáng 4/5. Ảnh: BTC 

Cùng chia sẻ về vấn đề nhân lực bán dẫn tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, hiện, Chính phủ Việt Nam đang tập trung xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và Đề án đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Việc nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn sâu về vi mạch bán dẫn được cho là bài toán mấu chốt. Đây vừa là cơ hội, cũng là thách thức lớn nhất để Việt Nam phát huy tiềm năng, lợi thế, tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 22 phút trước
(SHTT) - Tối 17/5, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức khai mạc Chương trình “Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Khoa học Công nghệ 23 phút trước
(SHTT) - Sáng 18/5, thông tin từ đoàn Việt Nam tham gia hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) cho biết học sinh Việt Nam đã giành được một giải nhì.
Khoa học Công nghệ 4 giờ trước
(SHTT) - Việc kết hợp giữa khoa học, công nghiệp và đổi mới sáng tạo giúp tạo ra một môi trường phát triển động lực, thúc đẩy việc áp dụng những phát hiện và kiến thức mới từ nghiên cứu khoa học vào sản xuất và dịch vụ, là "chìa khóa" phát triển kinh tế tri thức, chuyển đổi xanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các giải pháp, sản phẩm được trao giải tại Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 đều được đánh giá có khả năng ứng dụng cao, có thể giúp mang lại hiệu quả kinh tế, đồng thời tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có, từ đó giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao nhất.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ghi nhận những kết quả bước đầu ngành nông nghiệp đã đạt được trong chuyển đổi số và cho rằng, ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục phát triển cơ sở dữ liệu ngành.