SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Cần 'gói' cơ chế đột phá để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

11:21, 23/04/2024
(SHTT) - Đó là ý kiến được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặc biệt nhấn mạnh trong buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" diễn ra hôm 22/4 vừa qua.

Ngày 22/4/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tham gia chủ trì buổi làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" (Đề án).

cnbd3-1713768745792517262598

 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Đề án có tầm quan trọng rất lớn,d dòi hỏi tầm nhìn chiến lược và sự hiểu biết thấu đáo về mối quan hệ chặt chẽ giữa công nghiệp điện tử và công nghiệp bán dẫn, yêu cầu của nguồn nhân lực, các khâu thiết kế, chế tạo, sử dụng các sản phẩm vi mạch, bán dẫn…

Do đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần xác định rõ ràng chiến lược xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam trong chiến lược phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp điện tử, từ đó đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực xu thế, dự báo chính xác thị trường.

Cùng với đó, "cần lựa chọn khâu, công đoạn để tập trung làm chủ trong chuỗi giá trị sản phẩm bán dẫn".

Thị trường chip bán dẫn thế giới đang phát triển rất nhanh

Thông tin tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông cho biết thị trường chip bán dẫn của thế giới có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14%/năm liên tục trong 20 năm vừa qua, dự kiến sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Từ nay đến năm 2030, thế giới cần khoảng 1 triệu lao động cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bán dẫn lớn đang tìm cách đa dạng hoá chuỗi cung ứng, tận dụng nguồn nhân lực trẻ, có trình độ tại các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Bộ KH&ĐT ước tính đến năm 2030 Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

Một số nhóm giải pháp đáng chú ý được Đề án đặt ra là đào tạo chuyên sâu cho 1.300 giảng viên; mở rộng mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn và các ngành liên quan lên khoảng 200 cơ sở; đầu tư 4 trung tâm bán dẫn dùng chung, 20 trung tâm đào tạo bán dẫn tiêu chuẩn…

 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá, với điều kiện hiện nay, hai khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn mà Việt Nam có lợi thế là thiết kế, đóng gói, kiểm thử chip và các trường đang rất cần dự báo chính xác về nhu cầu nhân lực vi mạch bán dẫn để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo hữu hiệu.

Ông Hoàng Minh Sơn cũng nhấn mạnh việc cần phải đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng nguồn lực trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn để khi đề án được phê duyệt Việt Nam có thể lập tức triển khai.

cnbd2d-171376874569548708186

 

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Hồng Thái cũng đề nghị Đề án cần có các định hướng tập trung đầu tư mạnh cho hoạt đông nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; có chính sách ưu tiên cụ thể cho các bên tham gia "hệ sinh thái" đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn (cơ sở đào tạo, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước).

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến chuyên gia và các lãnh đạo ban ngành đều cho rằng Đề án cần phải làm rõ được các cơ sở khoa học, dự báo xu thế trong nước, quốc tế; mối quan hệ với các chương trình, đề án về đào tạo nhân lực chất lượng cao; phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành; tăng cường vai trò của các cơ sở đào tạo, địa phương theo cơ chế 'đặt hàng',...

Đề án cần đưa ra những 'gói' cơ chế, chính sách đột phá, đặc thù để phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, chuyên gia, tiếp tục nghiên cứu, "vừa làm, vừa hoàn thiện" dự thảo Đề án, nhằm cụ thể hoá, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các chiến lược về phát triển nghành công nghiệp vi mạch bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các chương trình, sản phẩm trọng điểm về khoa học, công nghệ quốc gia… Bên cạnh đó, Đề án cần làm rõ các nguồn lực triển khai cho từng mục tiêu, nhiệm vụ.

cnbd1-17137687453281351228517

 

Về định hướng triển khai Đề án, Phó Thủ tướng cho rằng cần có sự kết hợp giữa chương trình đào tạo chuyển đổi, cung cấp kiến thức cơ bản về ngành vi mạch, bán dẫn đến chương trình đào tạo chuyên sâu, nhân tài; trong đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, xây dựng chương trình, giáo trình, phương thức giảng dạy.

"Đề án cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu tư công, nghiên cứu và phát triển…", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp, trong hình thành và bảo đảm các điều kiện (cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị) cho hoạt động đào tạo nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, với tiêu chí rõ ràng trên cơ sở kế thừa các trung tâm, cơ sở nghiên cứu hiện có; "đặt hàng nhằm hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, chuyên gia về thiết kế vi mạch bán dẫn, vật liệu, công nghệ thông tin…".

Song song với đó, Đề án khi được hoàn thiện cũng cần đảm bảo có tư duy xuyên suốt, thống nhất theo chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch, bán dẫn, đưa ra sản phẩm, dự án cụ thể về tiến độ, đơn vị chịu trách nhiệm, không để chồng chéo, dàn trải.

PV

Tin khác

Tin tức 11 giờ trước
AI Day 2024 sẽ diễn ra tại The Adora Center (TP.HCM) với chủ đề “Ứng dụng AI - Chìa khóa kinh doanh bứt phá”. Đây là sự kiện giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận kiến thức, công cụ và ứng dụng AI để tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hiệu suất và tạo lợi thế cạnh tranh.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 được tổ chức tại Quảng Ninh, dự kiến từ ngày 4 đến 9/11/2024.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong quý I/2024, lĩnh vực quản lý nhà nước và báo chí truyền thông đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được dư luận xã hội quan tâm, ghi nhận.
Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Gần đây, một giáo viên trung học ở Mỹ đã bị bắt vì sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo giọng nói của hiệu trưởng, tạo ra nội dung phát ngôn xúc phạm học sinh và đồng nghiệp. Những phát ngôn này sau đó được lan truyền rộng rãi và gây ra phản ứng tiêu cực trong cộng đồng.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Dự án “Những bức chân dung từ lụa vụn” ra đời nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để cải thiện điều kiện lao động cho những “nghệ nhân” đặc biệt – những người đứng sau các tác phẩm tranh lụa đầy ấn tượng của Vụn Art.