SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030: Bảo đảm công khai, minh bạch

08:00, 01/07/2021
(SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) mới đây đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Các yêu cầu đối với việc Quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-den-nem-2030-va-cac-yeu-cau

 

Thông tư nêu rõ nguyên tắc quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Việc quản lý Chương trình phải bảo đảm công khai, minh bạch. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình được triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền khác.

Thông tin về nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (bao gồm: Tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, tổ chức chủ trì, chủ nhiệm, thời gian thực hiện; tóm tắt kết quả thực hiện) được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật.

Việc truyền thông về kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Báo chí.

Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện việc đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện theo các quy định của pháp luật về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ, công bố thông tin về nhiệm vụ KHCN.

Bộ KH&CN thống nhất quản lý Chương trình và trực tiếp quản lý các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan  thuộc Chính phủ quản lý các nhiệm vụ KHCN cấp bộ và phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức thực hiện Chương trình; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh và phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức thực hiện Chương trình.

Phương thức đặt hàng nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-den-nem-2030-va-cac-yeu-cau-1

 

Hằng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ KH&CN, các bộ, ngành, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; đề xuất đặt hàng được gửi trực tiếp, trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Ngày tiếp nhận đề xuất đặt hàng nhiệm vụ được xác định là ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu lên phong bì hồ sơ (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc ngày đóng dấu “đến” của Cục Sở hữu trí tuệ (trường hợp nộp trực tiếp); ngày tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường điện tử.

Trong 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tiếp nhận đề xuất đặt hàng nhiệm vụ theo quy định, Cục Sở hữu trí tuệ tổng hợp, rà soát các đề xuất đặt hàng và trình Bộ trưởng Bộ KH&CN xem xét, tổ chức hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ thuộc Chương trình.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt, Cục Sở hữu trí tuệ công bố danh mục nhiệm vụ KHCN đặt hàng cấp quốc gia trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/7/2021.

Mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-den-nem-2030-va-cac-yeu-cau-2

 

Mục tiêu chung của Chương trình đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo Quyết định số 2205 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng ký ngày 24/12, ngoài mục tiêu chung, Chương trình xác định đến năm 2025 có 100% các trường đại học, viện nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Có tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lục quốc gia, dịch vụ chủ lực...

Đến năm 2030, số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế của các viện nghiên cứu, trường đại học tăng trung bình 16-18%/năm, số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12-14%; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tăng trùng bình 8-10%/năm.

Theo Quyết định này, Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan Chủ trì, điều hành, quản lý và tổ chức triển khai hoạt động chung, thường xuyên của Chương trình. Cơ quan thường trực Chương trình là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức bộ phận làm đầu mối triển khai Chương trình trên cơ sở cân đối, điều chỉnh nguồn nhân lực hiện có của Cục Sở hữu trí tuệ.

Thái An

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.