SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Chân dung Tiến sĩ gốc Việt đầu tiên được trao Huy chương Colworth bởi Hiệp hội Hóa sinh Vương Quốc Anh

07:24, 01/05/2023
(SHTT) - Theo thông tin từ Cambridge Independent, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Dương (Kelly Nguyễn) sẽ nhận được Huy chương Colworth 2024. Được biết, đây là người gốc Việt đầu tiên được Hiệp hội Hóa sinh Vương Quốc Anh trao giải thưởng cao quý này trong suốt 60 năm qua.

Cụ thể, theo bài viết được đăng tải trên Cambridge Independent hôm 20/4/2023, Kelly Nguyễn - , trưởng nhóm thuộc Ban Nghiên cứu Cấu trúc của LMB tại Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử của Hội đồng nghiên cứu y khoa ở thành phố Cambridge (MRC LMB ) sẽ được Hiệp hội Sinh hóa trao tặng Huy chương Colworth danh giá cho năm 2024. 

Được biết, Huy chương Colworth là giải thưởng dành cho những nhà khoa học trẻ nổi bật trong lĩnh vực hóa sinh dưới 35 tuổi. Đây là một trong những giải thưởng uy tín nhất dành cho những nhà khoa học trẻ ở Anh, trị giá khoảng 3.000 Bảng.

Huy chương, được trao hàng năm kể từ năm 1963, công nhận nghiên cứu xuất sắc của một nhà hóa sinh trong vòng 10 năm kể từ khi nhận bằng tiến sĩ và phần lớn công việc đó phải được thực hiện ở Vương quốc Anh hoặc Ireland.

kelly nguyen

 TS Kelly Nguyen tại nơi làm việc. Ảnh: MRC LMB

Được biết, Tiến sĩ Kelly Nguyễn được trao giải vì công trình về cấu trúc và chức năng của hai phức hợp RNA-protein cần thiết cho tất cả các sinh vật bậc cao: spliceosome và telomerase.

Trong suốt 16 năm qua, Kelly Nguyễn đã cùng các cộng sự tiến hành nghiên cứu cơ chế telomere – nucleoprotein bảo vệ bao phủ các đầu của nhiễm sắc thể trong tế bào nhân thực – được duy trì. Và nhóm của cô ấy nghiên cứu cơ sở phân tử về cách enzyme telomerase xây dựng lại các telomere bị mất trong quá trình sao chép bộ gen.

Công trình đã thành công mô tả mô hình nguyên tử đầu tiên của enzyme telomerase ở người.

Điều này đã tiết lộ một trong những nguyên nhân chính gây nên đột biến bệnh lão hóa sớm và xác định một dimer histone chưa biết trước đây, là tiểu đơn vị telomerase mới.

Công trình của cô đã cung cấp những hiểu biết cơ bản về cấu trúc và chức năng của những phức hợp này, sẽ có tác động lâu dài đến sự hiểu biết về quá trình xử lý RNA và sự ổn định của bộ gene.

sinh-hoa-1808-1682785944

Enzyme telomerase (phía dưới) tác động đến việc duy trì telomere (màu xanh lá cây) ở các đầu mút của nhiễm sắc thể (chữ X màu xanh dương). Hoạt động này ảnh hưởng tới quá trình ung thư và lão hóa. Ảnh: MRC LMB 

Chia sẻ với báo điện tử Vietnamnet, Tiến sĩ Kelly Nguyen cho biết, bên trong tế bào, DNA tổ chức thành những cấu trúc dài gọi là nhiễm sắc thể (chromosomes). Ở đầu mút của nhiễm sắc thể chính là telomeres. "Telomeres bảo vệ bộ gene, như đầu nhựa bảo vệ dây buộc giày", Kelly Nguyen so sánh.

Với các bế bào thông thường, telomeres (đóng vai trò bảo vệ) sẽ ngắn lại theo thời gian, khi telomeres quá ngắn thì tế bào sẽ chết. Nhưng các tế bào ung thư thì sẽ kích hoạt telomerase, làm cho nó duy trì một thời gian dài. Như vậy tế bào ung thư sống lâu hơn các tế bào khác, kết hợp với sự tăng sinh tế bào không kiểm soát sẽ hình thành nên khối u.

Cô cho biết, hiện việc thiết kế các loại thuốc đánh vào telomerase gặp khó bởi vì "chúng ta không biết nó trông như thế nào". Vì vậy nhóm cô tìm cách vẽ hình dạng ba chiều của telomerase để giải quyết vấn đề trên.

telomere-3162-1682785944

TS Kelly Nguyen so sánh, telomeres nằm ở đầu mút của nhiễm sắc thể, như đầu nhựa của dây buộc giày, bảo vệ bộ gene. Trong tế bào thông thường telomeres sẽ ngắn lại và tế bào chết đi (trái) nhưng với tế bào ung thư thì telomeres được duy trì lâu hơn do enzyme telomerase kích hoạt (phải). Ảnh cắt từ Youtube 

Tiến sĩ Kelly Nguyễn chia sẻ: “Tôi rất vui mừng được nhận Huy chương Colworth từ Hiệp hội Hóa sinh. Tôi muốn chia sẻ niềm vinh dự với tất cả các thành viên phòng thí nghiệm trong quá khứ và hiện tại, những người cố vấn, đồng nghiệp và cộng tác viên, những người đã có những đóng góp thiết yếu trong mỗi bước của hành trình này.

“Tôi cũng muốn cảm ơn sự hỗ trợ tại MRC LMB đã định hình rất nhiều cho các phương pháp tiếp cận khoa học của tôi. Được công nhận theo cách này là điều rất đáng khích lệ đối với phòng thí nghiệm của tôi và sẽ thúc đẩy chúng tôi tiếp tục giải quyết các vấn đề thách thức và thực hiện những khám phá thú vị.”

Kelly đã nhận bằng PhB danh dự về hóa học tại Đại học Quốc gia Úc trước khi bắt đầu nghiên cứu Tiến sĩ trong nhóm của Kiyoshi Nagai trong bộ phận Nghiên cứu Cấu trúc của LMB, nơi nghiên cứu của cô tập trung vào việc tìm hiểu spliceosome, một 'cỗ máy phân tử lớn' liên quan đến sự trưởng thành của RNA thông tin để tổng hợp protein.

Cô đã sử dụng kính hiển vi điện tử đông lạnh điện tử (cryo-EM) để lập bản đồ một phần lớn của spliceosome, cho phép cô ấy xác định cách các thành phần protein và RNA tương tác với nhau để tạo nên cỗ máy phân tử.

Kelly Nguyen lớn lên ở miền quê tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi học lớp 10, cô qua New Zealand học trung học hai năm cuối. Sau đó cô học Đại học Quốc gia Australia và có bằng tiến sĩ danh dự về Hóa học.

Cô chuyển đến Vương quốc Anh và rẽ sang ngành sinh học phân tử, lấy bằng tiến sĩ ở Cambridge. Năm 2016 cô đến đại học California để nghiên cứu về telomerase trước khi thành lập nhóm nghiên cứu riêng ở MRC LMB năm 2019.

Công trình nghiên cứu của cô trước đây đã được ghi nhận bởi giải thưởng Eppendorf dành cho những nhà nghiên cứu trẻ châu Âu năm 2022, giải thưởng Suffrage Science năm 2020 của Viện khoa học Y tế London.

Khánh An

Tin khác

Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.