SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 04/12/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Chân dung giáo sư gốc Việt, Nguyễn Thị Kim Thanh được trao giải thưởng nhà khoa học nữ nổi bật thế giới

20:34, 11/11/2019
(SHTT) - Giáo sư, tiến sỹ từ đại học University College London (UCL), bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã xuất sắc nhận huy chương Rosalind Franklin 2019 của Hội Khoa học Hoàng gia Anh vì những thành tích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật liệu nano.

Rosalind Franklin là giải thưởng được trao cho các cá nhân có đóng góp nổi bật trong lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) và nhằm để khuyến khích vai trò của phụ nữ trong STEM.

Giải thưởng được đặt theo tên của nhà lý sinh học Rosalind Franklin (1920-1958). Bà cũng là nhà tinh thể học tia X người Anh có những đóng góp lớn cho khoa học thế giới trong việc phát hiện cấu trúc ADN. Giải thưởng này lần đầu tiên được trao vào năm 2003.

Tại Royal Society, giáo sư, tiến sỹ từ đại học University College London (UCL), bà Nguyễn Thị Kim Thanh đã có vinh dự trình bày bài giảng về vật liệu nano plasmonic (hạt vàng hình cầu, trụ và sao), "Vật liệu nano từ phòng thí nghiệm đến giường bệnh" (Nanomaterials from Bench to Bedside) trước giới khoa học hàng đầu nước Anh. Với những thành tựu nghiên cứu và dự án có tầm ảnh hưởng lớn về ứng dụng vật liệu nano trong lĩnh vực y sinh, chăm sóc sức khoẻ, GS. Thanh đã được nhận Giải thưởng Rosalind Franklin năm 2019. Giải thưởng gồm huy chương bằng bạc, một khoản hỗ trợ dự án 40.000 bảng và món quà trị giá 1.000 nghìn bảng. 

nguyen thi kim thanh

 Chân dung giáo sư gốc Việt, Nguyễn Thị Kim Thanh được trao giải thưởng nhà khoa học nữ nổi bật thế giới

Dự án của bà Nguyễn Thị Kim Thanh là đề xuất tổ chức trại hè khoa học để truyền cảm hứng và thúc đẩy các em học sinh lớp 8, chủ yếu là nữ, từ các gia đình nghèo ở London, chọn các môn khoa học tự nhiên cho chương trình GCSE (cấp hai).

Được biết, GS. Thanh tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1992. Thời gian sau, bà đi du học và bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu quốc tế có uy tín tại Hà Lan, Mỹ và Anh. Từ năm 2013, bà đảm nhận vị trí giáo sư tại ĐH College London và dẫn đầu một nhóm thực hiện nghiên cứu liên ngành tiên tiến về thiết kế và tổng hợp vật liệu nano cho ứng dụng y sinh. 

Bà là giáo sư người Việt đầu tiên tại UCL, chuyên ngành vật liệu nano tại Phòng thí nghiệm UCL Nanomaterials Laboratory, đặt tại Viện Royal Institution Anh Quốc, và Nhóm sinh lý (biophysics), Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học University College London, Anh Quốc.

Bà vẫn đang hợp tác nghiên cứu với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Trước GS. Thanh, năm 2017, giải thưởng Rosalind Franklin được trao cho GS. Essi Viding (ĐH College London) vì những thành tựu trong lĩnh vực tâm lý học. Bà cũng là người tìm ra phương pháp phát hiện dấu hiệu một người có thể bị tâm thần ngay từ khi còn bé.

Vân Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 49 phút trước
(SHTT) - Theo công bố trên website Research.com, năm 2023, Việt Nam có 5 nhà khoa học Việt lọt vào bảng xếp hạng "Best Rising Stars of Science in the World". Được biết, đây là danh sách 1.000 nhà khoa học hàng đầu từ tất cả lĩnh vực nghiên cứu chính có ảnh hưởng hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Sau 3 ngày tranh tài vô cùng kịch tính, cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ 25 đã kết thúc với 180 giải chính thức được trao cho các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc, trong đó có 1 giải nhất thuộc về nữ sinh Đại học sư phạm Hà Nội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Nhà sản xuất mới đây đã phát đi thông báo triệu hồi đối với hàng loạt xe ô tô Ford Ranger trên toàn cầu do phát hiện lỗi ở trục xe trong quá trình lắp ráp có thể làm hỏng gầm và tăng nguy cơ tai nạn khi lưu thông.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Các chuyên gia hiện đã phát triển thành công mô hình mũi điện tử dựa vào cản biến và công nghệ AI có thể phát hiện thực phẩm nhiễm bệnh và đánh giá độ tươi ngon của thức ăn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Prophetic là một công ty mới khởi nghiệp của Mỹ được thành lập hồi tháng 3 năm ngoái, công ty này đã tạo ra thiết bị đeo trên đầu gọi là Halo có thể đem đến trạng thái giấc mơ sáng suốt.