SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

'Chặn đứng' lô hàng hơn 85.000 test nhanh Covid-19 nhập lậu từ Hàn Quốc

16:41, 18/02/2022
(SHTT) - Hơn 85.000 test nhanh COVID-19 nhập lậu từ Hàn Quốc về sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội vừa bị lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ.

Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với mặt hàng thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19, Cục Điều tra chống buôn lậu đã chủ trì, phối hợp với Cục Hải quan Hà Nội phát hiện, theo dõi và khám xét một lô hàng test COVID-19 có dấu hiệu nhập lậu, vi phạm pháp luật hải quan.

Lô hàng được vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Kết quả khám xét phát hiện hơn 85.000 test nhanh Covid các loại có  xuất xứ Hàn Quốc, trị giá ước tính trên 8 tỷ đồng.

Toàn bộ số hàng này đều là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, phải có giấy phép của Bộ Y tế. Tuy nhiên, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn khai báo hàng hóa chung chung, khai báo sai tên hàng hóa nhằm qua mặt cơ quan chức năng để nhập lậu số hàng hóa trên. Vụ việc đang được cơ quan Hải quan tiếp tục điều tra xác minh, làm rõ theo quy định.

test nhanh

 'Chặn đứng' lô hàng hơn 85.000 test nhanh Covid-19 nhập lậu từ Hàn Quốc

Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn thuộc Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, các xét nghiệm nhanh Covid-19 là loại sinh phẩm liên quan đến sức khỏe nên do Bộ Y tế thẩm định, cho phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

Các xét nghiệm nhanh có giá trị sử dụng chính xác với các trường hợp: Có triệu chứng nghi mắc Covid-19 như ho, sốt...; sau khi nhiễm từ 2-7 ngày. Còn với những trường hợp nhiễm sau 7 ngày (nồng độ virus ít đi), độ chính xác của xét nghiệm nhanh không cao, khó phát hiện ra người dương tính với SARS-CoV-2. Theo khuyến cáo của chuyên gia, để tránh tiền mất tật mang, khi mua sản phẩm thuốc hoặc thiết bị bảo hộ y tế, người tiêu dùng cần tìm mua tại các đại lý chính hãng, uy tín để đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng.

Cũng liên quan đến test nhanh Covid-19, trong thời gian qua, trên nhiều trang mạng xã hội, những lời quảng cáo, rao bán tràn lan về bộ kit xét nghiệm COVID-19 bằng mẫu nước bọt vẫn đang thu hút được sự quan tâm của người dân.

Nhắm vào tâm lý e ngại lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 qua dịch tỵ hầu (họng miệng, họng mũi), nhiều trang mạng xã hội, website, rao bán công khai các bộ kit xét nghiệm nước bọt không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cụ thể, tại các hội nhóm "Bộ kit test nhanh COVID", "Test nhanh COVID-19 bằng nước bọt-Ship tận nhà",… được rất nhiều thành viên rao bán các bộ kit xét nghiệm COVID-19 bằng nước bọt. Các loại kit test nhanh này được quảng cáo nhập khẩu trực tiếp từ một số nước như: Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc... Kèm theo đó là lời khẳng định "sản phẩm đã được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt". 

Khi được hỏi về độ tin cậy của kết quả các test nhanh này thì hầu hết người bán đều khẳng định sản phẩm của mình có độ chính xác từ 98,5% trở lên, thậm chí có người còn khẳng định độ chính xác lên tới 99,99%! Kèm theo đó là những lời giới thiệu “mát tai” về những ưu điểm của loại kit test này như: dễ sử dụng bằng cách lấy nước bọt mà không gây khó chịu như test bằng que tăm bông, êm dịu với trẻ em, không gây kích ứng khi sử dụng, độ chính xác cao...

 Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại (tháng 2/2022), trong danh sách 18 loại kit test nhanh Covid được Bộ Y tế cấp phép chỉ có 2 loại kit test nhanh nước bọt, bao gồm Antigen Rapid EDiagnosis và kit test nước bọt Lyher. Vì vậy người dùng cần thận trọng, tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Minh Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.