SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 24/04/2025
  • Click để copy

Điểm yếu của các sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước

07:28, 17/02/2022
(SHTT) - Chỉ dẫn địa lý đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để giúp nâng cao giá trị cho nông sản. Tuy nhiên vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước vẫn tồn tại nhiều điểm yếu khiến khó khăn trong việc tiếp cận thị trường.

Việt Nam hiện có hàng ngàn sản phẩm đặc trưng trải dài trên mọi miền của đất nước, mỗi sản phẩm đặc trưng của vùng miền mang sứ mệnh của những đại sứ về văn hóa Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đó là những giá trị rất đặc sắc cần được phát huy và khai thác trong quá trình hội nhập. Vì vậy việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý luôn được chú trọng.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định nhờ mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm thông qua mức độ người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

chi dan dia ly

 Điểm yếu của các sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong nước

Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định đến danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương.

Thông qua chỉ dẫn địa lý, chúng ta có thể nhận biết một khu vực địa lý cụ thể gắn liền với chất lượng, danh tiếng và những đặc tính riêng có của sản phẩm mà chỉ ở nơi ấy mới có.

Theo đánh giá của các chuyên gia, trên thế giới mỗi quốc gia tùy thuộc vào thế mạnh riêng và lợi ích cụ thể của quốc gia mình mà có giải pháp, chiến lược khác nhau đối với việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL).

Theo thống kế các kết quả nghiên cứu về sự phát triển CDĐL cho thấy, thế giới có khoảng hơn 10.000 CDĐL được bảo hộ, với giá trị thương mại ước tính hơn 50 tỷ USD. Nhiều quốc gia nhận thức ngày càng rõ rằng CDĐL chính là một cơ hội, chúng có những thuộc tính thể chất đặc thù và văn hóa độc đáo mà có thể chuyển thành sản phẩm khác biệt. Những tài sản vật chất và văn hóa hình thành nên giá trị cơ bản cho các đặc trưng của CDĐL.

Tại Việt Nam, trong năm 2021 vừa qua, điểm sáng của hoạt động sở hữu trí tuệ là Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ hai địa phương Bắc Giang và Bình Thuận đăng ký thành công bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn và thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản. Có thể nói, việc được cấp chỉ dẫn địa lý tại thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao này đã khẳng định uy tín của nông sản Việt Nam, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu tiêu thụ nông sản ở các thị trường khác.

Mới đây nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài cho một số sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam giai đoạn 2022-2025. Trước mắt, sẽ lựa chọn ba sản phẩm là vải thiều của tỉnh Bắc Giang, xoài của tỉnh Ðồng Tháp, nhãn và long nhãn của tỉnh Sơn La để nghiên cứu thí điểm đánh giá xác định sản phẩm tiềm năng và thị trường trọng điểm để có hướng hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý ở các thị trường phù hợp.

Tuy nhiên điểm yếu của nhiều chỉ dẫn địa lý trong nước hiện nay khiến khó khăn khi tiếp cận thị trường lớn trong nước và khó bền vững trên thị trường thế giới là chưa xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm, chưa áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra sự đồng đều cho sản phẩm và chưa sản xuất với quy mô lớn, diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP còn ít.

Vì vậy, bên cạnh việc các bộ, ngành đồng hành với địa phương trong việc hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, thúc đẩy nông sản vươn ra thị trường thế giới thì chính quyền địa phương, hiệp hội, từng hộ sản xuất, kinh doanh cần có chiến lược phát huy tính bền vững của chỉ dẫn địa lý, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý từ các địa phương đã có những thành công nhất định, nếu không sẽ có không ít chỉ dẫn địa lý bị mai một dần.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
(SHTT) - UBND TP. Hà Nội mới đây đã ban hành 2 quyết định liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng của huyện Phú Xuyên là sản phẩm may mặc ở xã Vân Từ và sản phẩm cỏ đan tế ở xã Phú Túc.
Tài sản trí tuệ 15 giờ trước
Phiên phúc thẩm ngày 22/4/2025 giữa nguyên đơn là Công ty nhựa Bình Minh và bị đơn là Công ty nhựa Bình Minh Việt không đơn giản chỉ là một tranh chấp nhãn hiệu, mà là phép thử đối với hệ thống bảo vệ tài sản trí tuệ, môi trường đầu tư và công lý thương mại tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ Công an khuyến nghị người dân khi tiếp cận các quảng cáo với nội dung sử dụng từ ngữ tuyệt đối như 'duy nhất', 'tốt nhất', 'số một'. Đây thường là các nội dung quảng cáo có dấu hiệu thổi phồng quá mức công dụng của sản phẩm.
Tài sản trí tuệ 20 giờ trước
(SHTT) - Bộ Công an cho biết, kết quả điều tra ban đầu xác định đường dây sữa giả của Công ty Rance Pharma và Hacofood Group đã sản xuất 84 loại sữa bột và hơn 26.000 lon sữa. Hiện, cảnh sát xác định 12 loại sữa bột là hàng giả, 72 sản phẩm còn lại đang được làm rõ.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, sự việc hàng trăm hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Vị Mộc Linh cùng nhiều sản phẩm khác bị đổ ra khắp vỉa hè đường Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Ngay khi nhận được phản ánh, chính quyền phường Khương Mai cũng đã nhanh chóng vào cuộc.
. ..