SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Cần quản chặt vận tải hành khách liên tỉnh, ngăn dịch lây lan

07:09, 26/06/2021
(SHTT) - Đó là yêu cầu của Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với các bộ, ngành nhằm nhanh chóng kiểm soát bệnh dịch trong thời gian sớm nhất.

Chiều 25/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch; quản lý người điều khiển, người đi trên phương tiện vận tải liên tỉnh để phòng, chống dịch COVID-19.

BCD1

 

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tính đến 11h ngày 25/6, thế giới ghi nhận hơn 180 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 3,9 triệu ca tử vong, hơn 165 triệu trường hợp hồi phục. Việt Nam ghi nhận 14.323 ca mắc, trong đó 12.585 ca ghi nhận trong nước, 6.458 người khỏi bệnh, ra viện và 72 ca tử vong. Từ ngày 27/4 đến nay, 47 tỉnh, thành phố ghi nhận 10.542 ca mắc COVID-19, trong đó, 14 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 12 địa phương không có lây nhiễm thứ phát. Các lực lượng đã truy vết gần 96.500 trường hợp F1; xét nghiệm hơn 94.500 trường hợp.

“Tình hình dịch bệnh trên cả nước đã được kiểm soát. Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, các lực lượng cần đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh tại TPHCM và Bình Dương”, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định. Đến nay, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR gần 5,5 triệu mẫu cho hơn 9,87 triệu lượt người.

Bộ Y tế đánh giá tình hình dịch vẫn được kiểm soát, những điểm nóng như TPHCM, Đà Nẵng còn xuất hiện nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, chưa xác định được. Những địa phương còn lại hầu hết ghi nhận các ca nhiễm mới ở trong vùng phong toả, cách ly.

Thường trực Ban Chỉ đạo cho rằng cần đánh giá kỹ, rà soát lại tình hình dịch bệnh ở những địa phương có nguy cơ cao để tập trung lực lượng cho những tỉnh nguy cơ rất cao.

BCD 3

 

Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo đã đánh giá hoạt động vận tải hành khách công cộng liên tỉnh có nguy cơ cao làm dịch bệnh lây lan từ nơi này sang nơi khác, do đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ đã chỉ đạo, đôn đốc các cục, tổng cục chuyên ngành đường bộ, hàng không, đường sắt bám sát tình hình dịch bệnh để triển khai các giải pháp giao thông phù hợp. Hiện nhu cầu đi lại của người dân giảm mạnh, nhiều tuyến vận tải đường bộ liên tỉnh, đường hàng không… phải cắt giảm hoặc tạm dừng hoạt động nhưng vẫn có khoảng 54% số lượng xe khách hoạt động (khoảng 462.000 xe, tương đương gần 1 triệu lái xe và phụ xe).

Đáng chú ý, việc quản lý các bến cóc, xe dù gặp nhiều khó khăn; cần có giải pháp mạnh mẽ hơn để kiểm soát việc vận chuyển người giữa các tỉnh, đặc biệt di chuyển từ vùng dịch.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT thông cho biết, trên cả nước gần 400.000 điểm quét QR-Code để thực hiện khai báo y tế điện tử, quản lý người đi, đến.

Ngoài ra, Bộ TT&TT đã chỉ đạo xây dựng xong một số phần mềm quản lý, giám sát vận chuyển hành khách trên các phương tiện vận tải công cộng. Bộ TT&TT sẽ có ngay văn bản gửi Bộ GTVT khẩn trương hướng dẫn các nhà xe cài đặt các phần mềm này.

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, đến nay, hoạt động vận tải hàng hóa cơ bản được vận hành thông suốt với việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mã QR-Code để kiểm tra thông tin phương tiện vận tải, người lái xe. Tuy nhiên, việc đáng lưu ý là còn tình trạng các xe bắt khách dọc đường, không thực hiện khai báo y tế. Vì vậy, Cục Cảnh sát giao thông đề nghị ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, sử dụng camera hành trình giám sát toàn bộ chuyến đi trên xe…

Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương xem xét giải pháp sử dụng mã QR trên thẻ BHYT, căn cước công dân, qua phần mềm khai báo y tế như Bluzone, NCOVI được cài đặt trên điện thoại thông minh cá nhân để thực hiện quản lý hành khách trên xe.

Các địa phương rà soát lại tất cả điểm dừng, các trạm dừng chân, trạm xăng, thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch, cập nhật lên bản đồ antoancovid.vn, có thiết bị đọc QR-Code; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn tập huấn phòng, chống dịch, xét nghiệm sàng lọc nhân viên làm ở những nơi này. Khi dừng tại các điểm nghỉ, trạm xăng trên tuyến vận tải, lái xe và các hành khách phải thực hiện quét QR-Code. Nơi nào không thực hiện phải xử lý nghiêm.

Bộ GTVT, Bộ TT&TT và Bộ Công an tập huấn, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, kiểm tra các nhà xe thực hiện cài đặt, sử dụng phần mềm quản lý, giám sát vận chuyển hành khách, chỉ những xe khách đã cài đặt phần mềm mới được hoạt động.

An An

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 15 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.