SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 08/06/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Nghiên cứu mới giúp loại bỏ hạt vi nhựa khỏi nước

10:12, 23/03/2023
(SHTT) - Hạt vi nhựa hiện đang là một vấn đề nhức nhối đối với môi trường và sức khỏe nhân loại. Giải pháp này có thể là một bước tiến mới giúp xử lý vấn đề trên.

 Vi hạt nhựa hiện tồn tại ở khắp mọi nơi trên Trái đất - từ sâu trong đại dương đến bên trong động vật hoang dã và thậm chí trong chính cơ thể chúng ta. Vi nhựa có khả năng gây hại rất lớn cho môi trường và điều tồi tệ hơn là chúng quá nhỏ và có mặt khắp nơi nên gần như không thể dọn sạch.

Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra cách giải quyết vấn đề đó. Và một nhóm các nhà khoa học ở Melbourne, Australia, có thể đã tìm ra cách tốt nhất.

Giáo sư Nicky Eshtiaghi, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học RMIT và các đồng nghiệp của bà đã tạo ra một chất hấp phụ có trụ nano từ tính giúp loại bỏ các hạt vi nhựa nhỏ hơn với tốc độ nhanh hơn nhiều so với bất kỳ công nghệ hiện có nào.

hat vi nhua

 

Chất hấp phụ có dạng bột phụ gia, được thêm vào nước và hấp thụ các hạt vi nhựa, các chất ô nhiễm hòa tan. “Toàn bộ quá trình này mất một giờ, so với các phát minh khác mất nhiều ngày”, tiến sĩ Muhammad Haris, tác giả đầu tiên của nghiên cứu chia sẻ.

Theo bà Eshtiaghi, nó cũng có thể “loại bỏ các hạt vi nhựa nhỏ hơn 1.000 lần so với những hạt mà các nhà máy xử lý nước thải hiện có có thể phát hiện được”.

“Kết quả cho thấy một lộ trình đầy hứa hẹn để giải quyết việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm hỗn hợp khỏi nước trong một quy trình duy nhất và làm nổi bật tiềm năng của nó trong việc giải quyết vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp quan trọng”, trích dẫn trong bản tóm tắt nghiên cứu của nhóm.

Không chỉ vậy, bản thân vật liệu này rẻ và bền vững — và nó không tạo ra chất gây ô nhiễm thứ cấp hoặc lượng khí thải carbon bổ sung.

Những đột phá công nghệ trước đây có thể làm sạch vi hạt nhựa bao gồm biện pháp sử dụng lòng trắng trứng và một phát minh khác liên quan đến cá robot ăn nhựa.

Bà Eshtiaghi và nhóm của mình tại Đại học RMIT hiện đang hy vọng rằng chất hấp phụ dạng trụ nano của họ có thể được các nhà máy xử lý nước thải sử dụng để làm sạch nước hiệu quả và kỹ lưỡng hơn, đồng thời họ đang tìm kiếm các đối tác công nghiệp để giúp thực hiện điều đó.

Như Ý

 

Tin khác

Tài sản trí tuệ 11 giờ trước
(SHTT) - Hãng xe Tesla của Elon Musk mới đây đã phát đi thông báo triệu hồi đối với hàng loạt ô tô điện Model Y sau khi xác định nguy cơ rơi vô lăng bất thình lình.
Khoa học Công nghệ 11 giờ trước
(SHTT) - Cuộc thi “Design Thinking - Open Innovation 2023” là chương trình do Làng Tư duy thiết kế đổi mới sáng tạo - Techfest Vietnam (Innovative Design Thinking Village) phát động nhằm tạo sân chơi cho các doanh nghiệp hiện thực hóa các ý tưởng đổi mới sáng tạo.
Khoa học Công nghệ 3 ngày trước
(SHTT) - Hãng xe sang Porsche Taycan mới đây đã phát đi thông báo triệu hồi đối với 71 ô tô điện do hệ thông phanh lỗi có nguy có khiến người sử dụng phương tiện gặp tai nạn.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Sau các thử nghiệm thành công trên động vật, mới đây, công nghệ cấy chip não do công ty Neuralink của Elon Musk phát triển đã được cấp phép thử nghiệm trên người.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Toyota đã ra thông báo triệu hồi hơn 110.000 chiếc Toyota Corolla Cross vì lỗi túi khí nghiêm trọng. Đi kèm thông báo, Toyota kiến nghị khách hàng không ngồi ghế phụ lái mẫu xe này.