SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Xử phạt bệnh nhân Covid-19 nhập cảnh trái phép như thế nào?

07:28, 29/12/2020
(SHTT) - UBND tỉnh Vĩnh Long khẳng định vừa ký văn bản giao Công an tỉnh phối hợp các tỉnh liên quan vụ bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập cảnh trái phép. Nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án hình sự theo quy định.

Bệnh nhân 1451 là trường hợp nhiễm COVID-19 trong nhóm người nhập cảnh trái phép được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh mới đây.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết: Bệnh nhân này được phát hiện khi tự ra khai báo y tế sau khi biết người đi nhập cảnh trái phép chung với mình nhiễm COVID-19 là bệnh nhân 1440. Vấn đề được đặt ra là nếu người nhà không ra khai báo y tế thì sẽ không phát hiện bệnh nhân 1440. Nếu không phát hiện bệnh nhân 1440 thì bệnh nhân 1451 cũng sẽ không tự ra khai báo y tế.

Như vậy, 02 trường hợp này không được phát hiện và tiếp tục lẩn trốn trong cộng động tạo ra nguồn lây bệnh, tạo ra những ổ dịch không rõ nguồn lây. Và khi đó công tác phòng chống dịch sẽ khó khăn hơn rất nhiều do TP.HCM có dân số lớn và là đầu mối giao lưu của cả nước. Với các trường hợp nhiễm không rõ nguồn gốc sẽ gây nhiều khó khăn cho việc khoanh vùng, dập dịch, kiểm soát lây lan.

nhap canh

Lực lượng chức năng phong tỏa một phần chung cư Sư Vạn Hạnh, quận 5, nơi đối tượng nhập cảnh trái phép dương tính với virus sinh sống.  

Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh thông luật, hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sẽ được xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, tùy mức độ nguy hiểm của hành vi nhập cảnh trái phép và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 17 Nghị định 167 nêu rõ phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định. Người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bị phạt 15-25 triệu đồng.

Những người xuất, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng tái phạm, sẽ bị phạt 5-50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (Điều 347 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Luật sư Bình cũng cho biết những cá nhân đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sẽ bị khởi tố "tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép" theo Điều 348 Bộ luật Hình sự. Mức phạt cao nhất là 15 năm tù giam.

Người phạm tội còn có thể bị phạt 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm theo quy định tại khoản 4 Điều 348 Bộ luật Hình sự.

Hành vi bao che, tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cũng bị phạt hành chính 15-25 triệu đồng. Với người nước ngoài, tùy mức độ, họ có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Bên cạnh xử phạt hành chính, hành vi bao che, tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 348 Bộ luật Hình sự. Mức phạt là 1-15 năm tù tùy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.

Đối với cáo buộc nhập cảnh trái phép, luật sư Nguyễn Tiến Dũng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng bệnh nhân 1440 từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở đã vi phạm Điều 4 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019.

Theo Điều 17 Nghị định số 167/2013 của Chính phủ, người nhập cảnh trái quy định mà không làm thủ tục với cơ quan chức năng sẽ bị phạt tiền 3-5 triệu đồng. Nếu sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh thì bị phạt 30-40 triệu.

Trong trường hợp người nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng tái phạm, thì sẽ bị xử lý hình sự về tội Vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, theo Điều 347 Bộ luật Hình sự, với hình phạt gồm phạt tiền tối đa 50 triệu đồng hoặc phạt tù đến 3 năm.

Hải Vi

Tin khác

Tin tức 7 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 8 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.