SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 15/09/2024
  • Click để copy

Vi phạm bản quyền âm nhạc: Đủ mọi hình thức sai phạm gây bức xúc

07:02, 01/10/2020
(SHTT) - Vấn nạn vi phạm bản quyền âm nhạc diễn ra ngày càng tinh vi với nhiều hình thức lách luật khác nhau. Điều này khiến các nghệ sĩ bức xúc vì các "đứa con tinh thần" của mình bị ăn cắp trắng trợn.

Khi nhắc tới vấn đề vi phạm bản quyền, nóng hổi nhất, phức tạp nhất phải kể đến lĩnh vực âm nhạc. Các hình thức nhái nhạc, nhái ý tưởng càng có xu hướng gia tăng một cách tinh vi. Muôn kiểu vay mượn, từ bản beat, phong cách, hình chụp album cho tới ý tưởng MV cũng "trùng hợp" một cách khó hiểu.

Đặc biệt, câu chuyện thường được mang ra mổ xẻ nhiều nhất đó là việc các ca sĩ “quên” xin phép nhạc sĩ và "vô tư" biểu diễn ca khúc. Điều này không chỉ liên quan đến luật bản quyền mà còn chạm đến tự ái nghề nghiệp.

Mới đây nhất là trường hợp cả 2 ca khúc “Hoa nở không màu”, “Buồn làm chi em ơi” do ca sĩ Hoài Lâm hát, nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường sáng tác đều trở thành hit và có không ít bản cover trái phép trên YouTube từ cuối tháng 7/2020. Điều đáng nói, không chỉ có những người cover để giải khuây mà một số khác còn sử dụng vào mục đích tạo ra thu nhập bằng việc “bật kiếm tiền” trên YouTube.

hoa no khong mau

 

Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường đã liên tục đăng lên trang cá nhân Facebook về việc sai phạm sau khi phát hiện những người sử dụng các ca khúc này trái phép và trong đó, đáng chú ý là trường hợp của Văn Mai Hương khi hát “Hoa nở không màu” tại một phòng trà và sau đó đăng tải lên YouTube cá nhân vào cuối tháng 7/2020.

Nữ ca sĩ sau đó đã nhận sai và gửi lời xin lỗi đến tác giả vào ngày 4/8. Cô giải thích đó là yêu cầu ngẫu hứng của khán giả và khi đăng tải lên YouTube cá nhân, cô không bật chế độ “kiếm tiền” nên không biết đây là sai phạm.

hoa no khong mau 1

Vi phạm bản quyền âm nhạc: Đủ mọi hình thức sai phạm gây bức xúc 

Ngoài ra, còn có YouTube Đur Siu Official 81 đã cover ca khúc Hoa nở không màu vào ngày 10/8 nhưng phần mô tả không ghi rõ sáng tác của ai, nguồn gốc tác phẩm. Clip này bật chế độ “kiếm tiền” khi chưa xin phép tác giả. Sau khi bị nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường phản ánh vào ngày 18.8, chủ kênh YouTube này đã xóa clip và gửi lời xin lỗi.

Trước đó, trong tập phát sóng của bộ phim “Xin chào hạnh phúc” vào 20h00 tối ngày 21/7. Trong tập phim này, nhà sản xuất đã lồng ghép một đoạn nhạc từ ca khúc “Hoa nở không màu” với giọng hát của nam ca sĩ Hoài Lâm mà chưa có sự xin phép của tác giả. Sau đó, nam nhạc sĩ đã lên tiếng vào 22/7. Và đến tối 22/7, phía êkíp đã liên lạc với nam nhạc sĩ để xin lỗi và rút kinh nghiệm.

Vi phạm bản quyền và chạm đến tự ái nghề nghiệp

Trong một cuộc hội thảo, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết, theo ông, bảo vệ lợi ích cho nghệ sĩ cũng nhằm mục đích bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng, bởi tái tạo sức lao động của những người làm nghệ thuật sẽ giúp họ có khả năng sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề bản quyền trước giờ vẫn chỉ được bàn đến với tư cách là vì lợi ích của cá nhân nghệ sĩ. Vì vậy khi vi phạm bản quyền, các ca sĩ đừng chỉ xin lỗi là xong, quan trọng là cách hành xử sao cho tác giả cảm thấy họ được tôn trọng, thì mới mong sản phẩm đến với công chúng suôn sẻ.

Điều khoản bổ sung vào Nghị định 79 cũng đã quy định bên tổ chức cần phải có văn bản cam kết thực thi đầy đủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả, hoặc bản sao hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Tức là cam kết của đơn vị tổ chức chương trình cần phải làm việc trực tiếp với các nhạc sĩ, chủ sở hữu quyền tác giả. Cụ thể, người sử dụng tác phẩm (người tổ chức chương trình và ca sĩ) phải xin phép trực tiếp các tác giả…

Theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, khi sử dụng các bản nhạc của nhạc sĩ, thậm chí là cover thì cũng cần phải thực hiện 2 thao tác quan trọng: “Thứ nhất là: Xin phép trực tiếp tác giả hoặc xin phép thông qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả tại Việt Nam. Xin phép ở đây là việc được sử dụng, cover…

Thứ hai là thực thi nghĩa vụ quyền tác giả, tức phải gửi lại một phần chi phí tác quyền cho đó cho tác giả. Ví dụ một YouTuber, hoặc một ca sĩ cover trên YouTube thì sẽ sản sinh ra lợi nhuận từ việc “bật kiếm tiền” mà YouTube trả cho họ thông qua lượng view kiếm được. Họ phải có nghĩa vụ thông báo với nhạc sĩ để chi trả 30% từ doanh thu đó”, nam nhạc sĩ cho biết.

Hải Hà

Tin khác

Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Trang web vi phạm bản quyền phim hoạt hình và anime lớn có tên KimCartoon mới đây đã chính thức đóng cửa sau khi nhận hàng loạt khiếu nại liên quan tới vấn đề vi phạm bản quyền.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu Trí tuệ đã cấp chứng nhận bản quyền nhãn hiệu “Thành Tuyên FESTIVAL” theo Quyết định số 105161/QĐ-SHTT ngày 05/9/2024.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Theo ủy thác của TAND TP Hà Nội, Sconnect đã hoàn thành thủ tục tống đạt văn bản tới bị đơn eOne (Vương quốc Anh) trong vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ giữa hai bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Nghị định quy định về tiền bản quyền trong lĩnh vực báo chí, xuất bản nhằm thay thế Nghị định 18/2014/NĐ-CP. Dưới đây là một vài nội dung chính được đề cập trong dự thảo.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cục Sở hữu trí tuệ mới đây đã công bố thông tin về việc nhà sản xuất Trung Quốc - BYD, tiếp tục đăng ký bản quyền cho thêm 1 mẫu xe ô tô điện mới tại Việt Nam.
Liên kết hữu ích
  • Các loại Kèn Nhạc cụ Tiến Đạt