SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Tủ sách cộng đồng ở Nam Phước: Khi hội phụ nữ đi đầu

15:18, 18/06/2019
Mô hình “Tủ sách cộng đồng” tại khu vực dân cư do Hội LHPN thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) xây dựng đã góp phần tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư.

Chia sẻ về hành trình bốn năm mang sách tới các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, chị Nguyễn Thị Bích, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Nam Phước cho biết việc thành lập tủ sách cộng đồng này là việc làm có ý nghĩa. “Chưa bao giờ nghĩ rằng mình làm cho ai, mà đơn giản là chung tay chia sẻ trách nhiệm chung của tất cả mọi người: Mình là người được hưởng lợi đầu tiên, được làm việc có ý nghĩa”.

Theo Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Nam Phước, nhằm nâng cao văn hóa đọc, đặc biệt tạo sức lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư, từ đầu năm 2019 đến nay, Hội LHPN thị trấn đã xây dựng mô hình “Tủ sách cộng đồng”; trong đó, chú trọng những địa bàn có đông dân cư.

1 (1)

Bà Nguyễn Thị Bích  - Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Nam Phước

Nói về việc thành lập tủ sách này, chị Bích chia sẻ, lần đầu tiên mang sách về nông thôn vào đầu năm 2019 theo phong trào sách hóa nông thôn, trong suy nghĩ ban đầu, chị Bích tin rằng đây là “việc làm thiết thực mà cũng không quá khó”. “Mình không làm theo kiểu cho có. Tôi quan tâm đến hiệu quả, người dân địa phương có được đọc sách không? Đọc như thế nào? Các loại sách gì sẽ phù hợp…”. Chính từ những suy nghĩ ấy, chị Bích đã cùng hội phụ nữ thị trấn Nam Phước bắt tay vào làm.

Để người dân tiếp cận và đọc sách, cần có sự hợp lực của chính lãnh đạo ở địa phương, đồng thời cũng cần đưa ra những lựa chọn và tìm kiếm thông tin thích hợp từ tủ sách cộng đồng để hướng đến người đọc là bà con ở địa phương. Từ đó, những kiến thức từ sách đã được người dân từng bước áp dụng vào thực tế sản xuất, vào đời sống và văn hóa xã hội.

2 (2)

 Tủ sách cộng đồng ở TT. Nam Phước do hội Phụ nữ thị trấn kiến tạo.

Dù là người đưa ra ý tưởng, và cùng phối hợp với Hội phụ nữ thị trấn bắt tay vào thực hiện, nhưng chị Bích luôn giữ nguyên tắc “mình không thể làm thay mọi người được, để lan tỏa được, bắt buộc phải kêu gọi mọi người chung tay”. Để thu hút người đọc, ngoài số lượng sách do hội LHPN thị trấn đưa tới hỗ trợ, Hội LHPN cũng chủ động liên hệ với các đơn vị, nhà hảo tâm, những người đam mê với sách tạo điều kiện luân chuyển các đầu sách, vận động các cơ quan, và hội viên, phụ nữ trên địa bàn tặng sách để phục vụ tốt hơn nhu cầu của bà con.

Vì thế, số lượng sách được tặng tăng rất nhanh, số trường chịu ảnh hưởng “lan tỏa” cũng mở rộng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, xoay sở được nguồn lực để có sách và đưa ra phục vụ cộng đồng vẫn chỉ là phần việc đơn giản của cuộc hành trình.

Cô Nguyễn Thị Hậu, chi hội phụ nữ khối phố Long Xuyên 1 là một người thường xuyên đến tủ sách cộng đồng này để tìm đọc sách, cô chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng có mua sách cho mấy đứa nhỏ nhưng rất ít vì điều kiện kinh tế không cho phép. Từ ngày có tủ sách cộng đồng, các con, cháu tôi rất vui. Tôi cũng là khách quen của tủ sách, thường mượn về nhà để tranh thủ đọc vào ban đêm”.

4 (1)

 Hình ảnh hoạt động Trại của chị em Phụ Nữ TT. Nam Phước trong năm

Xuất phát chỉ là một ý tưởng, nhưng chị Bích và Hội LHPN thị trấn Nam Phước đã có mong muốn đơn giản là xây dựng tủ sách cho cộng đồng, càng thực hiện chương trình sách hóa nông thôn, chị Bích càng có mong muốn thay đổi đời sống người dân mà như vậy, thì mang sách đến cộng đồng là cách để nhận thức của tất cả người dân được nâng cao. 

Ngoài việc tổ chức Tủ sách cộng đồng, Hội LHPN thị trấn Nam Phước còn thực hiện rất nhiều công tác như tổ chức chương trình bánh tét ngày xuân hỗ trợ cho các hội viên, chương trình Trao quà cho phụ nữ biên cương với tổng số tiền 56.000.000 đồng, xây dựng tuyến đường “trồng hoa thay cỏ dại” trên địa bàn dân cư, trao sinh kế cho 3 hội viên phụ nữ thuộc hộ nghèo với số tiền 9.000.000 đồng, trao 2 bò giống cho phụ nữ đơn thân nuôi con trong độ tuổi đi học với số tiền 24.000.000 đồng… cùng rất nhiều hoạt động ý nghĩa khác. Chia tay chị Bích Ra về, chúng tôi thầm nghĩ, nếu xã hội có nhiều việc làm hữu ích như thế này thì văn hóa xã hội trong cộng đồng sẽ ngày một phát triển, bà con sẽ có nhiều niềm hơn vui trong cuộc sống.

Trương Đức Cần

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.