SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Trung Quốc chuẩn bị phóng tên lửa tái sử dụng khổng lồ, chuẩn bị cho kế hoạch đưa con người lên Mặt Trăng

16:18, 12/03/2024
(SHTT) - Trung Quốc dự kiến phóng hai tên lửa cỡ lớn vào năm 2025 và 2026, với kế hoạch đầy tham vọng đưa con người lên mặt trăng trong tương lai. Đáng chú ý, các tên lửa này đều có thể tái sử dụng và giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho các phi vụ phóng tàu bay vào không gian.

Theo SpaceNews, nhà thầu chính cho chương trình không gian của Trung Quốc, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) thuộc sở hữu nhà nước, đã công bố một chương trình Mặt trăng mới bao gồm các vụ phóng tên lửa sắp diễn ra. CASC tuyên bố chương trình này “rất quan trọng” đối với tham vọng đưa con người lên mặt trăng của Trung Quốc vào năm 2030.

Trung quoc chuan bi phong ten lua co the tai su dung vao vu tru

Thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc (nguồn: Landspace) 

Không giống những tên lửa mà Trung Quốc đã sử dụng trước đây, hai chiếc tên lửa lần này sẽ hoàn toàn tái sử dụng được. Điều này có nghĩa là chúng sẽ không chỉ bền vững hơn mà còn giúp tiết kiệm chi phí hơn.

Hai tên lửa vũ trụ mà CASC chưa tiết lộ tên chính thức không đề cập đến tên bao gồm một tên lửa có đường kính 4m và một tên lửa có đường kính 5m.

Theo suy đoán của SpaceNews, tên lửa lớn hơn, có thể là một biến thể của Trường Chinh 10 (Long March 10), dài 92 m, đã được lên kế hoạch để trở thành một phương tiện phóng có khả năng đưa 27 tấn vào quỹ đạo xuyên Mặt Trăng. Tên lửa lớn hơn này cũng sẽ chịu trách nhiệm đưa phi hành đoàn của tàu vũ trụ Mạnh Châu, mới được công bố, lên Mặt Trăng vào năm 2030.

Tên lửa nhỏ hơn có đường kính 4 m có thể là tàu vũ trụ do Học viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải (SAST) của CASC đề xuất trước đó. Tên lửa này sẽ có thể phóng trọng tải lên tới 6,5 tấn lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời dài 700 km.

Các phương tiện phóng mới của CASC được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đáng kể các lựa chọn phóng và tiếp cận không gian của Trung Quốc bằng cách cạnh tranh với một số doanh nghiệp tên lửa thương mại đang hoạt động trong nước.

Để chuẩn bị cho sự kiện phóng dự kiến vào năm tới, CASC đã đạt được những cột mốc quan trọng trong việc phát triển tên lửa tái sử dụng. Vào năm 2023, họ đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, đánh dấu bước đột phá công nghệ quan trọng trong lĩnh vực này. Đại diện của CASC đã bày tỏ sự hài lòng với tiến độ chung của dự án tên lửa và cho biết dự án đang diễn ra rất suôn sẻ.

Lưu Ly

Tin khác

Khoa học Công nghệ 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.