SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Toà án có quyền giải thích luật?

09:49, 04/03/2015
Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) được công bố lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đã có nhiều ý kiến trái chiều về quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền dân sự, trong đó nổi lên vấn đề về quyền và trách nhiệm của tòa án trong việc giải thích luật liên quan đến những vụ việc dân sự chưa được đề cập đến trong luật.

Bộ luật dân sự hiện hành quy định nguyên tắc tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ (điều 9) nhưng chưa quy định cụ thể trách nhiệm của tòa án và cơ quan có thẩm quyền khác trong việc thụ lý, giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có quy định của pháp luật về vụ, việc dân sự đó.

Để khắc phục “thiếu sót” này, dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) quy định tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, tòa án căn cứ vào tập quán, nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết (điều 19).

Sở dĩ dự thảo luật quy định như thế, theo Bộ Tư pháp, là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân một cách kịp thời và triệt để hơn; đồng thời đưa quy định của Hiến pháp 2013 (Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… - điều 102.3) vào cuộc sống.

Ngoài ra, cũng theo Bộ Tư pháp, ở nhiều nước pháp luật của họ cũng quy định thẩm phán không được từ chối giải quyết các vụ việc dân sự, kể cả trong trường hợp chưa có quy định của luật.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, để tòa án có thể giải quyết tất cả các tranh chấp dân sự, kể cả trong trường hợp không có luật, thì cần giao cho tòa án quyền “giải thích pháp luật”. Theo đó, trong trường hợp không có luật thì thẩm phán, hội thẩm căn cứ các nguyên tắc chung của pháp luật, niềm tin nội tâm và lẽ công bằng để đưa ra phán quyết; trong khi Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân không trao quyền này cho tòa án.

Hiến pháp năm 2013 (điều 103.2) quy định, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc quy định thẩm phán và hội thẩm phải đưa ra phán quyết kể cả trong trường hợp không có luật là chưa phù hợp với Hiến pháp. Đó là chưa nói quy định này thiếu tính khả thi vì việc thực hiện trên thực tế đòi hỏi thẩm phán, hội thẩm phải được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng giải thích pháp luật.

Vì vậy, với quy định liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm của tòa án, cần nghiên cứu để nếu cần thiết thì quy định trong Luật tổ chức Tòa án hoặc Bộ luật tố tụng dân sự.

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.