SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 19/03/2024
  • Click để copy

Tìm hiểu về các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

09:52, 01/10/2019
(SHTT) – Thực thi quyền sở hữu trí tuệ mang lại môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền SHTT được hiểu là nhà nước và chủ thể quyền SHTT sử dụng các phương thức, biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng SHTT của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này.

Biện pháp tự bảo vệ của chủ thể quyền SHTT

Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền SHTT.Có thể nhắc tới một số cách như: in tem chống giả, sử dụng bao bì được in theo công nghệ hiện đại hay sử dụng các biện pháp kĩ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt sản phẩm đã được bảo hộ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể đưa các thông tin về quyền SHTT đã được bảo hộ lên sản phẩm nhằm thông báo sản phẩm, dịch vụ đã là đối tượng được bảo hộ SHTT và khuyến cáo người khác không xâm phạm.

201801150004307911_phap luat so huu tri tue

 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ mang lại môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ.

Trong trường hợp đã bị xâm phạm quyền SHTT, chủ thể có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bổi thường thiệt hại.

Ngoài ra, chủ thể quyền SHTT có quyền nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm. Theo đó, chủ thể có thể yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, yêu cầu cơ quan nhà nước về SHCN có ý kiến chuyên môn về xác định vi phạm bảo hộ và yếu tố vi phạm. Đồng thời, chủ động cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi xâm phạm hoặc làm rõ các tình tiết của vụ việc.

Chủ thể quyền SHTT cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền  xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT theo quy định của Luật SHTT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Biện pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý của các cơ quan có thẩm quyền

a. Xử lý bằng biện pháp hành chính, dân sự và hình sự

Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Các hành vi xâm phạm quyền SHTT bị xử phạt hành chính gồm:

  • Thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
  • Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền SHTT mặc dù đã được chủ thể quyền SHTT thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về SHTT;
  • Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Với trường hợp áp dụng biện pháp dân sự, Toà án là cơ quan có thẩm quyền để:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Bược bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.
sd

 

Trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự về một trong các tội danh sau:

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157);
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158);
  • Tội lừa dối khách hàng (Điều 162);
  • Tội vi phạm quy dịnh về cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN (Điều 170)
  • Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a);
  • Tội xâm phạm quyền SHCN (Điều 171);
  • Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác (Điều 271).

b. Xử lý bằng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến SHTT

Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan.

Cụ thể, chủ thể quyền SHTT có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan có thể tiến hành kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT.

Các biện pháp này nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.

Minh Tuệ - Quốc Biên 

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.