Taylor Swift đáp trả cáo buộc vi phạm nhãn hiệu của công viên Evermore
Evermore, album âm nhạc thứ 9 của Taylor Swift, được ra mắt vào tháng 11 năm 2020. Album đã bán hơn 1 triệu bản chỉ sau một tuần ra mắt. Toàn bộ 15 ca khúc đều được xếp hạng Billboard Hot 100.
Tuy nhiên công viên Evermore tại tiểu bang Utah (Hoa Kỳ) đã cáo buộc siêu sao nhạc pop vi phạm nhãn hiệu tên “Evermore”. Công viên đã mở cửa vào năm 2018 nhưng bắt đầu từ năm 2015, chủ sở hữu công viên đã đăng ký bản quyền thương hiệu “Evermore” dành cho các sản phẩm trong mảng thời trang, dịch vụ công viên và dịch vụ giải trí.
Công viên cho biết tên album “Evermore” của Swift đã gây hiểu lầm lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của họ, đồng thời khiến hoạt động tiếp thị và quảng cáo trở nên khó khăn hơn.
Công viên cũng cho rằng hai bên đang xung đột lợi ích khi cùng kinh doanh nhiều mặt hàng giống nhau. Họ tố cáo quần áo thiết kế có chữ Evermore của Taylor Swift là hàng nhái, vi phạm thương hiệu của công viên.
Tuy nhiên đội ngũ pháp lý của Taylor Swift đã ngay lập tức bác bỏ khiếu nại trên và đệ đơn kiện lại công viên. Luật sư khẳng định Taylor Swift không vi phạm luật pháp vì các sản phẩm của hai bên bán rất khác nhau.
Sau đó Taylor Swift kiện công viên đã phát nhạc của cô mà không có giấy phép. Trước đó BMI - tổ chức về quyền biểu diễn chuyên bảo vệ và thu doanh thu từ các tác phẩm cho nghệ sĩ, đã thông báo công viên đang vi phạm bản quyền các ca khúc của Taylor Swift. Nhưng công viên đã phớt lờ cảnh báo và tiếp tục sử dụng bài hát của cô bao gồm các bài Love Story, Young Belong With Me và Bad Blood.
Trong đơn kiện, Taylor Swift cũng cáo buộc công viên không chỉ tự ý phát nhạc của mình cô mà còn của nhiều nghệ sĩ khác như Katy Perry, ABBA, The Beatles, Billy Joel, Britney Spears, Green Day,…
Hiện tại phía Taylor Swift đang yêu cầu công viên phải bồi thường thiệt hại và cấm phát bài hát của cô tại công viên mãi mãi.
Ngô Hiếu