SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Sau dầu gội trẻ em chứa chất gây ung thư, Johnson & Johnson tiếp tục bị cáo buộc bán thuốc giảm đau gây nghiện

08:00, 31/05/2019
(SHTT) - Sau thông tin về mẫu dầu gội trẻ em của hãng Johnson & Johnson được cho là chất amiang và formaldehy là những hóa chất độc hại có thể gây ung thư, mới đây Johnson & Johnson lại bị cáo buộc là gây tình trạng lạm dụng thuốc opioid.

 Johnson & Johnson tiếp tục bị cáo buộc bán thuốc giảm đau gây nghiện

Công ty Dược phẩm Johnson & Johnson hiện đang bị người tiêu dùng tại bang Oklahoma, Mỹ khởi kiện với mức đền bù có thể lên đến nhiều tỷ đô do những cáo buộc về việc quảng bá sản phẩm sai sự thực và cố tình làm giảm các cảnh báo về nguy cơ gây nghiện khi sử dụng một số thuốc giảm đau của hãng.

thuoc

 

Theo hồ sơ gửi lên tòa án bang Oklahomam, Johnson & Johnson đã đánh lừa cả bác sỹ lẫn bệnh nhân bằng các hình thức tiếp thị không đúng sự thật khi khẳng định thuốc giảm đau rất an toàn và hiệu quả trong điều trị các bất cứ cơn đau nào, cùng với đó họ cũng nói khả năng gây nghiện của các thuốc này không đúng với sự thật, làm cho các bác sỹ kê đơn nhiều hơn bình thường.

Chính quyền bang kết tội Johnson & Johnson do gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ công đồng và sẽ phải tốn từ 12.7 tỷ đô đến 17.5 tỷ đô để vãn hồi sự hỗn loạn này trong vòng 20 đến 30 năm sắp tới.

Trước đó hãng dược phẩm Teva cũng bị kết tội tương tự và đã đồng ý chi trả 85 triệu đô cho bang Oklahoma với vụ kiện có lý do tương tự, cả hãng dược Purdue cũng đã chung chi 270 triệu đô nhưng theo 1 vụ kiện khác liên quan đến lừa đảo trong chuyển tiền.

Johnson & Johnson hiện vẫn khẳng định những gì họ quảng cáo đều tuân theo quy định của FDA vào năm 2009 và nếu bênh nhân sử dụng thuốc giảm đau đúng cách thì sẽ rất hiếm khi dẫn đến nghiện thuốc. 

Hiện các bên liên qua vẫn chưa có thêm bất kỳ động thái nào mới.

Phát hiện chất gây ung thư trong dầu gội trẻ em Johnson & Johnson

Mới đây, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và An toàn Thực phẩm Ấn Độ đã thu giữ các chai dầu gội trẻ em Johnson & Johnson tại thành phố Jhansi phía Bắc nước này.

Khoảng 10 chai dầu gội tại các cửa hàng khác nhau trong thành phố Jhansi đã bị thu giữ. 4 mẫu dầu gội đã được gửi đi để thử nghiệm thêm và 68 chai khác đã được nộp lên tòa án.

Theo đó, hợp chất hữu cơ Formaldehyde thường được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một chất gây ung thư đã được tìm thấy trong các mẫu dầu gội của Johnson&Johnson.

Trước đó, theo nội dung trong lá thư gửi thư ký trưởng của tất cả các bang, Ủy ban Quốc gia Bảo vệ Quyền Trẻ em NCPCR đã ra lệnh ngừng bán dầu gội trẻ em của Johnson và cũng loại bỏ sản phẩm khỏi kho của các cửa hàng sau khi Phòng thí nghiệm Thuốc, Jaipur tuyên bố có chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Chất Formaldehyd đã được xác nhận có trong sản phẩm dầu gội này.

Được biết, Cơ quan bảo vệ quyền trẻ em đỉnh cao đã tìm kiếm các báo cáo thử nghiệm mẫu dầu gội trẻ em và bột Talcum của Johnson từ chính quyền của năm bang - Andhra Pradesh (phía nam), Jharkhand (phía đông), Rajasthan (phía tây), Madhya Pradesh (trung tâm) và Assam (phía đông bắc) - sau khi các báo cáo về sự hiện diện của amiăng và chất gây ung thư trong đó xuất hiện.  Lệnh dừng bán được đưa ra sau khi các báo cáo thử nghiệm mẫu dầu gội trẻ em từ Rajasthan được gửi đến. Vẫn chưa nhận được báo cáo thử nghiệm từ bốn tiểu bang khác. 

dau-goi-tre-em-1438

 

Được biết, vào tháng 12 năm ngoái, Tổ chức kiểm soát ma túy trung ương Ấn Độ (CDSCO) đã yêu cầu Johnson và Johnson ngừng sản xuất bột trẻ em sử dụng nguyên liệu thô tại hai nhà máy Ấn Độ cho đến khi kết quả kiểm tra chứng minh rằng chúng không có amiăng. Các báo cáo năm ngoái đã tuyên bố rằng công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ đã biết trong nhiều thập kỷ rằng bột phấn trẻ em có chứa amiăng.

Trước đó, Sở hữu trí tuệ đưa tin, mẫu dầu gội trẻ em của hãng Johnson & Johnson, Mỹ đã thất bại trong đợt kiểm tra chất lượng tại Ấn Độ. Tổ chức Kiểm soát dược phẩm bang Rajasthan công bố kết quả sau khi tìm thấy các hóa chất gây hại trong 2 lô hàng dầu gội trẻ em của hãng này.Cụ thể, nhà chức trách địa phương đã tìm thấy chất amiang và formaldehyd. Đây đều là những hóa chất độc hại có thể gây ung thư.

Theo tìm hiểu, dầu gội dành cho trẻ em Baby Shampoo của Johnson & Johnson cũng đã từng gây ra cuộc tranh cãi về chất lượng trên phạm vi toàn cầu.

Baby Shampoo nằm trong dòng hàng chăm sóc trẻ em dịu nhẹ rất nổi tiếng với khẩu hiệu quảng cáo “No More Tears” (tạm dịch: Không còn cay mắt). Tuy nhiên, AP ngày 2.11 dẫn thông tin từ Tổ chức hoạt động y tế và môi trường The Campaign for Safe Cosmetics (CSC) của Mỹ cho hay 2 chất hóa học gây hại vẫn tồn tại trong sản phẩm Baby Shampoo được bán tại thị trường Mỹ và nhiều nước khác.

Theo thông cáo của CSC, loại dầu gội cho trẻ em chủ lực của Johnson & Johnson chứa chất bảo quản quaternium-15 có tác dụng giải phóng formaldehyde để diệt khuẩn trong các loại hóa mỹ phẩm. Tuy nhiên, formaldehyde cũng thường được sử dụng để ướp xác và vào tháng 6 đã bị Bộ Y tế Mỹ liệt vào danh sách các chất gây ung thư. Ngoài ra, nó còn có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp, theo Reuters.

Hóa chất thứ hai được tìm thấy là 1,4-dioxane, cũng nằm trong danh sách tác nhân gây ung thư. Đây là sản phẩm phụ của quá trình biến hóa chất thành dễ hòa tan và dịu nhẹ hơn cho da. Giám đốc Lisa Archer của CSC cho hay ở một số nước, quaternium-15 và 1,4-dioxane đều bị cấm trong các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cho người.

Minh Châu

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Liên kết hữu ích