SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Quảng Ninh: Đại lễ tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

14:29, 14/12/2023
Việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, cùng hướng tới sự phát triển chung, ổn định xã hội, nâng cao vị thế các tổ chức tôn giáo, chất lượng cuộc sống người dân.

 Sáng ngày 13/12, Đại lễ tưởng niệm 715 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308 - 2023) diễn ra long trọng tại Khu di tích Lịch sử và danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chương trình do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Đến dự có các đồng chí: Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

1

 Quang cảnh Đại lễ tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và khánh thành Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Đại lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và thành kính. Cùng với các nghi lễ dâng hoa, dâng hương, các tăng ni, phật tử và nhân dân cùng tưởng niệm, ôn lại sự nghiệp và tôn vinh công đức to lớn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người đã trực tiếp hai lần lãnh đạo quân dân Ðại Việt thời nhà Trần đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên. Vua Trần Nhân Tông là một trong những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc, cũng là vị vua duy nhất đang ở trên đỉnh cao danh vọng, Ngài đã nhường ngôi cho con, chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp tu hành và đã hợp nhất các dòng thiền, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt, có tư tưởng nhập thế, gắn đạo với đời, xây dựng Yên Tử trở thành Kinh đô Phật giáo của quốc gia Đại Việt. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo.

2

 

3

 Các đại biểu cùng hàng nghìn tăng ni, phật tử đến tham dự Đại lễ tưởng niệm 715 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn và khánh thành Cung Trúc Lâm Yên Tử.

Trong cuộc đời tu luyện và nhập diệt của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, Yên Tử là nơi Phật hoàng tu hành, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Ngài vào ngày 1/11 âm lịch năm 1308. Xá lị của Ngài sau này được phát về nhiều nơi, trong đó có am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm (TX Đông Triều) và tại tháp Huệ Quang (Yên Tử, TP Uông Bí).

4

 Các đại biểu tham dự cùng thực hiện nghi lễ dâng hương tại Đại lễ tưởng niệm 715 năm.

Phát biểu tại Đại lễ, đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khẳng định đây là dịp quý báu để chúng ta tưởng nhớ công lao, bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông; là dịp để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn đối với công lao của những người đi trước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, cùng hướng tới sự phát triển chung, ổn định xã hội, nâng cao vị thế các tổ chức tôn giáo, chất lượng cuộc sống người dân.

5

 Cung Trúc Lâm Yên Tử được xây dựng với tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng từ nguồn kinh phí xây dựng bằng nguồn xã hội hóa.

Đặc biệt, Đại lễ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn năm nay gắn với khánh thành Cung Trúc Lâm Yên Tử (được xây dựng tại Bến xe Giải Oan cũ thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí). Đây là công trình văn hóa tâm linh có giá trị lớn, tổng diện tích xây dựng giai đoạn I là hơn 6.000m2, có sức chứa 5.000 người; phần thờ tự và nội thất bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng mang bản sắc văn hóa dân tộc, hài hòa với quần thể Trung tâm Văn hóa Lễ hội Trúc Lâm và quần thể Di tích Danh thắng Yên Tử. Công trình là nơi tôn vinh giá trị của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử; nơi tổ chức các sự kiện tưởng niệm, lễ hội, hội thảo và các hoạt động văn hóa Phật giáo. Đặc biệt, nguồn kinh phí xây dựng công trình hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh vận động và nguồn công đức của Phật tử khoảng 250 tỷ đồng.

Trong chương trình còn diễn ra Lễ an vị phật ngọc Phật hoàng Trần Nhân Tông lấy từ nguyên mẫu của tượng Phật Hoàng trong Tháp tổ trên non thiêng Yên Tử.

6

 Bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được chế tác bằng đá ngọc phỉ thúy với kích thước bằng kích thước với phiên bản của tượng Phật Hoàng trong Tháp tổ trên non thiêng Yên Tử.

Trước đó, ngày 12/12, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức nghi lễ dâng hương tưởng niệm 715 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn, cùng với các nghi lễ cúng Phật, cúng Tổ, lễ nhiễu tháp Phật hoàng tại Chùa Hoa Yên và Huệ Quang Kim Tháp thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Ngoạ Vân - Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, xã Bình Khê, TX Đông Triều.

7

 Các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại Khu di tích lịch sử văn hóa Ngoạ Vân - Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, xã Bình Khê, TX Đông Triều ngày 12/12.

Việt Anh

Tin khác

Tin tức 15 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 15 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.