SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Phát hiện hạt vi nhựa độc hại trong nhau thai người

07:52, 25/02/2024
(SHTT) - Các nhà nghiên cứu Đại học New Mexico mới đây đã công bố nghiên cứu về việc tìm thấy vi nhựa ở 100% nhau thai người mà họ kiểm tra và suy đoán vi nhựa có thể truyền sang thai nhi đang phát triển.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học New Mexico kiểm tra nhau thai của 61 phụ nữ và phát hiện mỗi nhau thai đều chứa những mẩu nhựa dài chưa đến 5 mm. Các hạt nhựa này có kích cỡ từ 6,5 đến 790 microgram với mật độ trung bình 128,6 microgram trên mỗi gram nhau thai hiến tặng. Loại nhựa phổ biến nhất trong mẫu vật là nhựa dùng trong túi nylon và chai lọ, chiếm 54%, trong khi vật liệu sử dụng trong xây dựng chiếm 10%, còn lại là 9 loại nhựa khác. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Toxicological Sciences, Mail hôm 22/2 đưa tin.

Vi nhựa có liên quan tới ung thư, vấn đề sinh sản và sa sút trí tuệ. Một số nhà khoa học và chuyên gia y tế công cộng lo sợ chúng có thể dẫn tới tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. "Nếu chúng ta thấy tác động ở nhau thai, vậy tất cả động vật có vú trên hành tinh này đều có thể bị ảnh hưởng. Điều đó không tốt chút nào", Matthew Campen, đồng tác giả nghiên cứu cho biết. Nhựa đổ ra bãi rác giải phóng những hạt nhỏ li ti vào nước ngầm và đôi khi trở thành sol khí, từ đó lẫn vào thức ăn, nước và cơ thể. Theo Campen, vấn đề sẽ tồi tệ hơn theo thời gian bởi tất cả lượng nhựa trong môi trường đang phân hủy và chuyển thành vi nhựa với mật độ ngày càng tăng.

Trong khi nhiều người cho rằng nhau thai là rào chắn với thế giới bên ngoài, dường như chúng không an toàn trước vi nhựa. Campen và cộng sự phát triển phương pháp mới cho phép họ lọc hạt nhỏ từ mô lấy từ mỗi nhau thai. Phương pháp mang tên khối phổ và sắc ký khí chưng khô (Py-GC-MS) bao gồm làm nóng mẫu vật cho tới khi chúng bốc cháy.

Những vật liệu và hóa chất khác nhau bốc cháy ở nhiệt độ khác nhau. Chúng tạo ra dấu vết hóa học mà nhóm của Campen và thiết bị của họ có thể thu lại. Họ có thể lập ra bức tranh hoàn chỉnh về tất cả kích thước và hình dáng của hạt nhựa có trong mô. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học kiểm tra nhau thai, nhưng Py-GC-MS có thể kiểm tra bất kỳ mô nào có sẵn, theo Campen, giáo sư khoa học dược phẩm ở Đại học New Mexico. Thứ duy nhất không thể áp dụng phương pháp này là trên người sống.

hat-vi-nhua

Vi nhựa phát hiện trong nhau thai có kích thước 6,5 - 790 microgram. Ảnh: Newsweek 

Phần lớn nghiên cứu cho tới nay đều bị hạn chế bởi khả năng quan sát những mẩu vi nhựa nhỏ nhất của kính viễn vọng. Một micromet là kích thước nhỏ nhất của vi nhựa mà kính hiển vi quang học thông thường có thể quan sát. Nhưng với phương pháp Py-GC-MS, Campen và cộng sự có thể nhìn thấy mọi mẩu nhựa cỡ nanomet. Đây là phát triển quan trọng đối với các nhà khoa học trong lĩnh vực, bởi vi nhựa trong môi trường liên tục phân hủy và trở nên ngày càng nhỏ hơn.

Campen và cộng sự hiện nay sử dụng Py-GC-MS để phân tích mẫu vật khám nghiệm, nhưng kết quả ban đầu phù hợp với những gì nghiên cứu phát hiện. Nhưng dựa trên nghiên cứu này, còn quá sớm để lo ngại về việc tiếp xúc với vi nhựa trong khi mang thai. Các nhà nghiên cứu suy đoán có khả năng sự tồn tại của vi nhựa trong nhau thai có nghĩa chúng có thể tiến vào phôi thai đang phát triển. Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết chính xác tác động dài hạn của vi nhựa tới bà mẹ và thai nhi.

T/H (Theo Mail)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.