SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Ngày Thương hiệu Việt Nam: Nâng cao vị thế của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam

06:58, 21/04/2021
(SHTT) - Ngày 20/4/2021, tại Hà Nội, Trung tâm Phát triển truyền thông truyền hình chống hàng giả, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) đã phối hợp tổ chức sự kiện Ngày Thương hiệu Việt Nam.

Ngày 20/4 hàng năm được Thủ tướng Chính phủ chọn là Ngày Thương hiệu Việt Nam, nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam; quy tụ, khơi dậy nỗ lực của các ngành, các cấp và nhiệt huyết của cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nói riêng và thương hiệu quốc gia Việt Nam nói chung trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hiệp hội VATAP Nguyễn Đăng Sinh cho biết: Những năm qua, Chính phủ và các bộ, ban ngành, địa phương đặc biệt quan tâm và đề cao giá trị thương hiệu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

hang gia4

 Ngày Thương hiệu Việt Nam: Nâng cao vị thế của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam

Ngày Thương hiệu Việt Nam là cơ hội để các ban ngành, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, nâng cao vị thế và giá trị gia tăng trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế, khi đất nước ngày càng tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.

Đồng thời, thông qua Ngày Thương hiệu Việt Nam, tích cực xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Nguyễn Đăng Sinh nêu, thương hiệu chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Việc xây dựng phát triển và bảo vệ uy tín thương hiệu rất cần tầm nhìn và cái tâm của lãnh đạo doanh nghiệp, để thương hiệu doanh nghiệp mãi tồn tại với thời gian. Bảo vệ thương hiệu không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng chức năng mà cần có nhận thức của toàn xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

“Tôi mong rằng, lãnh đạo các doanh nghiệp tiếp tục quan tâm, chú trọng việc xây dựng thương của đơn vị mình, góp phần thiết thực trong công cuộc nâng cao, quảng bá hình ảnh thương hiệu quốc gia; chung tay đẩy lùi, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…”, Chủ tịch Hiệp hội VATAP, Nguyễn Đăng Sinh nhấn mạnh.

Phó chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia, Đặng Văn Dũng cũng chia sẻ: Ngay từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bị giái đoạn một số chuỗi cung ứng về nguyên liệu; hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn… Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg, ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với dịch Covid-19. Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia ghi nhận và đánh giá cao những thành tích của các doanh nghiệp, sự cố gắng của các lực lượng chức năng trong thời gian qua trong việc ngăn chặn, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Những kết quả đạt được là sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.

Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia đánh giá cao những đóng góp của Hiệp hội VATAP và các đơn vị trực thuộc trong thời gian qua đã chung tay, đóng góp cùng các Bộ, ban ngành, địa phương, đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác xây dựng, phát triển thương hiệu và tuyên truyền đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.

Thời gian tới, Hiệp hội VATAP cùng các doanh nghiệp cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trong công tác này, đáp ứng sự kỳ vọng của Chính phủ và người dân.

Hiệp hội tích cực vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đăng ký sở hữu trí tuệ; không sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và toàn xã hội về công tác chống hàng giả, hàng nhái.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, bảo vệ quyền lợi khách hàng. Tích cực phối hợp với các đơn vị thực thi, các hiệp hội, ngành hàng, nhất là trong công tác giám sát thị trường, quản lý tốt hệ thống phân phối, thu thập, cung cấp thông tin và hỗ trợ các cơ quan thực thi trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa…

Minh Anh

Tin khác

Tin tức 4 giờ trước
Tạp chí Tiếp thị & Gia đình vừa bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Tánh (bút danh Pha Lê) làm Trưởng VPĐD miền Nam.
Tin tức 5 giờ trước
Lần đầu tiên, Cục Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế phối hợp Đại học Phú Xuân, Tập đoàn Giáo dục EQuest và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tổ chức buổi Lễ chào mừng ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024.
Tin tức 11 giờ trước
(SHTT) - Sáng ngày 4/5/2024, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân – Ủy ban Nhân dân – Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TVXP), dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tin tức 1 ngày trước
Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả là một trong những sản phẩm tạo ra siêu lợi nhuận. Do đó, tình trạng làm hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi hơn.
Tin tức 1 ngày trước
Ngày 26/4, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo tại khu vực phía Nam.