SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

NASA phát minh 'siêu kim loại' có khả năng chịu được hơn 1000 độ C

07:12, 22/04/2022
(SHTT) - Mới đây, cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) phát minh ra một loại siêu kim loại có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 1.000 độ C.

NASA đã đặt tên cho vật liệu mới là GRX-810. Đây là hợp kim kim loại được tạo ra bằng quy trình in 3D và có thể cách mạng hóa việc du hành trong không gian và vũ trụ.

Theo cơ quan, GRX-810 có thể chịu được nhiệt độ trên 2.000F (tương đương 1.090 độ C) và dễ uốn hơn các hợp kim hiện đại hiện có. Vật liệu cũng có tuổi thọ gấp 1000 lần so với các hợp kim khác.

Cụ thể, GRX-810 là hợp kim tăng cường phân tán oxit (ODS), một hỗn hợp của kim loại và các hạt nano oxit nhỏ được biết đến với khả năng chống rão cao. 

Hợp kim ODS có khả năng không bị biến dạng khi nhiệt độ tăng cao. Đây được xem là hợp kim hoàn hảo cho các môi trường khắc nghiệt trong và xung quanh máy bay và động cơ phản lực.

nasa

NASA phát minh ra siêu kim loại có độ bền vượt trội 

Được biết, GRX-810 có khả năng chống đứt gãy gấp đôi so với các hợp kim hiện đại khác. Vật liệu cũng có độ linh hoạt gấp 3,5 lần, không bị khi uốn cong và khả năng chịu lực gấp 1000 lần so với các vật liệu trước đó.

Hơn thế, động cơ phản lực được chế tạo bằng vật liệu này sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và máy bay sẽ có chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp hơn.

Để chế tạo ra được một vật liệu bền nhất có thể, các kỹ sư đã chuyển sang sử dụng mô hình máy tính. Họ mô phỏng hiệu suất nhiệt động học của hợp kim và sau đó in 3D. Các kĩ sư đã đưa ra được thiết kế tối ưu sau những thiếu sót của khoảng 30 lần thử nghiệm mô phỏng.

Theo các nhà nghiên cứu, việc thiết kế và tạo ra các vật liệu hàng không vũ trụ từng mất nhiều năm nhưng nhờ áp dụng các mô hình trên máy tính giờ đây thời gian chỉ mất khoảng vài tuần.

nasa1

Một động cơ tuabin Combustor 3D được in tại Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA 

NASA cho biết thêm: "Hợp kim ODS mới có ý nghĩa lớn đối với tương lai của các chuyến bay bền vững. Chẳng hạn, khi được sử dụng trong động cơ phản lực, sức chịu nhiệt cao hơn và độ bền của hợp kim tăng có thể giúp làm giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ, chi phí vận hành và bảo dưỡng. Các nhà nghiên cứu do đó có thể cân nhắc tối ưu nhiều chi tiết khác thay vì mối lo bị giảm hiệu suất của động cơ".

Theo NASA vật liệu mới có thể mở ra những tiềm năng mới trong thiết kế máy bay và có thể cho phép chế tạo ra nhiều bộ phận nhẹ hơn.

Hải Yến

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.