SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Hưởng lợi nhờ giá dầu tăng mạnh, lợi nhuận doanh nghiệp dầu khí vẫn trái chiều

07:55, 26/02/2022
(SHTT) - Ngành dầu khí đã thoát khỏi áp lực giá dầu thấp đè nặng trong giai đoạn đầu năm 2020. Với đà tăng dần về cuối năm 2021 của giá dầu, lợi nhuận doanh nghiệp dầu khí ghi nhận tăng trưởng bằng lần. Tuy nhiên, vẫn có doanh nghiệp chưa “bắt sóng” giá dầu.

Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, nhưng doanh nghiệp dầu khí vẫn có một năm kinh doanh khởi sắc nhờ giá dầu tăng mạnh. Giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong ngắn hạn.

Đáng chú ý, giá dầu thô liên tục tăng, hiện đã vượt ngưỡng 100 USD/thùng kể từ năm 2014. Do đó, doanh nghiệp ngành dầu khí vẫn được hưởng lợi để tăng trưởng kinh doanh.

Loạt doanh nghiệp dầu khí như PV OIL, BSR chuyển lỗ thành lãi

Đối với nhóm doanh nghiệp ngành dầu khí, giá dầu thế giới là một yếu tố quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh.

Điển hình tại PV GAS (GAS) cho biết sản lượng khí tiêu thụ quý 4/2021 giảm 31% và sản lượng LPG giảm 8% so cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá dầu Brent bình quân trong quý tăng 81%, tương ứng 35.6 USD/thùng cộng với sản lượng condensate tiêu thụ tăng 28% so với cùng kỳ nên đã giúp lợi nhuận tăng.

Cả năm 2021, ông lớn ngành khí đạt doanh thu gần 79.000 tỷ đồng, tăng 23% so với 2020. Nguồn thu chủ lực đến từ bán khí và vận chuyển khí (99.6%).

Chi phí tài chính trong năm đạt 403 tỷ đồng, gấp 2,4 lần 2020 chủ yếu do tăng lãi tiền vay và phát sinh chi phí thu xếp vốn. Kết quả sau cùng, GAS báo lãi ròng 8.673 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. So với kế hoạch đã đề ra cho 2021, Công ty đã vượt 26% về lãi sau thuế.

Ở doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, điển hình là Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) báo lãi ròng quý 4/2021 gần 595 tỷ đồng, giảm 36% so cùng kỳ do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Cả năm 2021, PLX có doanh thu hợp nhất trên 169.000 tỷ đồng, tăng 36% so với 2020. Có thể thấy doanh thu của PLX vẫn nằm trong top đầu các doanh nghiệp trên sàn. Bình quân mỗi ngày, ông lớn ngành xăng dầu thu về hơn 463 tỷ đồng từ bán hàng và dịch vụ. Lãi ròng năm 2021 đạt 2.830 tỷ đồng, gấp gần 3 lần kết quả 2020.

Cũng tăng trưởng bằng lần không thể bỏ qua CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro, HOSE: PSH). Do diễn biến giá xăng dầu tăng trong quý 4/2021 giúp doanh thu thuần của PSH tăng 73% so cùng kỳ năm trước, đạt 1,718 tỷ đồng. Doanh thu tài chính đạt 14 tỷ đồng, gấp 4,3 lần cùng kỳ.

Tính chung giai đoạn cả năm 2021, PSH có 318 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 11 lần kết quả trong 2020. Đáng chú ý là biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh mẽ, từ 8.6% trong 2020 lên 14.4% năm 2021. Đây là động lực cho đà khởi sắc ấn tượng của ông trùm xăng dầu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

PSH đã sớm vượt kế hoạch năm từ quý 3. Cộng thêm quý 4, Công ty đã thực hiện gấp đôi chỉ tiêu lợi nhuận đề ra cho 2021 (lợi nhuận sau thuế 162 tỷ đồng).

Ngoài ra, loạt doanh nghiệp dầu khí khác đều công bố lợi nhuận ấn tượng bất chấp ảnh hưởng của Covid-19.

Đơn cử, năm 2021 CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (Bitagco, HOSE: ABS) thu được gần 66 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 37% so với năm 2020, chủ yếu nhờ hoạt động tài chính có lợi nhuận tăng cao.

Tại CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG), nhờ sản lượng tiêu thụ khí vượt kế hoạch nên doanh thu thuần đạt gần 3.058 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2020. Lãi gộp đạt gần 209 tỷ đồng, tăng 39%. Biên lãi gộp tăng từ 6,4% lên 6.8%.

Sau khi trừ chi phí, CNG báo lãi sau thuế hơn 82 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 62%. Với kết quả đạt được, CNG lần lượt vượt 29% mục tiêu tổng doanh thu và 79% mục tiêu lãi trước thuế được đề ra cho năm 2021.

Đáng chú ý, loạt doanh nghiệp dầu khí khác đã thoát lỗ sang lãi trong năm 2021. 

Điển hình tại CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR), kết thúc năm 2021 ghi nhận doanh thu thuần gần 102.000 tỷ đồng, tăng 74% so với thực hiện trong 2020 và vượt 42% kế hoạch. Hầu hết doanh thu đến từ kinh doanh lọc hóa dầu, chiếm 99.8% cơ cấu.

Lãi gộp đạt 7.700 tỷ đồng (năm 2020 kinh doanh dưới giá vốn). Nguồn thu tài chính cũng tăng khá đáng kể, đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi năm trước. Thu tài chính tăng nhờ tăng lãi tiền gửi ngân hàng và tăng lãi chênh lệch tỷ giá.

Kết quả, Công ty chuyển lỗ năm 2020 sang lãi ròng 6.700 tỷ đồng trong năm 2021. So với kế hoạch lợi nhuận đề ra, BSR đã thực hiện gấp 7,7 lần.

Giá dầu tăng mạnh trong năm 2021 đã giúp Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL - Mã: OIL) thoát lỗ trong năm 2021, báo lãi ròng hơn 606 tỷ đồng, cao nhất kể từ 2016 đến nay.

Tương tự tại Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP (PVChem, HNX: PVC), quý 4/2021, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.077 tỷ đồng, tăng 41%; lãi ròng gần 5 tỷ đồng, khởi sắc so với kết quả lỗ ròng 1,7 tỷ đồng trong quý 4 năm trước.

Tính chung năm 2021, PVC có doanh thu thuần 2.776 tỷ đồng và lãi ròng 7 tỷ đồng, tăng lần lượt 27% và 30% so với 2020. Kết quả đi lên chủ yếu nhờ có khoản thu nhập khác trên 7 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra, Công ty đã vượt 66% về lợi nhuận.

Vẫn còn doanh nghiệp dầu khí chưa “bắt sóng” giá dầu

Trong khi phần đông doanh nghiệp đã kinh doanh khả quan, vẫn còn nhiều cái tên chưa “bắt sóng” với đà phục hồi toàn ngành. 

Kết thúc năm 2021, Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HOSE: PVD) báo lãi ròng quý 4/2021 ở mức 50 tỷ đồng, giảm 17% so cùng kỳ. Điều này do doanh thu tài chính trong kỳ giảm 44% và thu nhập khác giảm 56%. Ngoài ra, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cao hơn năm trước. Cả năm 2021, PVD báo lãi sau thuế vỏn vẹn 36,5 tỷ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm 2020.

Tương tự, do không có dự án dầu khí lớn trong 2021, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating, HNX: PVB) vẫn chỉ đang hoạt động “cầm chừng”.

Doanh thu quý 4 chưa tới 1,5 tỷ đồng, thấp nhất trong 2021 và giảm 92% so cùng kỳ năm trước; Công ty báo lãi ròng đạt 21 tỷ đồng. Kết quả này vừa đủ “san lấp” các khoản lỗ 9 tháng đầu năm, giúp PVB thoát cảnh trắng tay khi có lãi ròng 335 triệu đồng trong 2021. Kết quả này suy yếu đến 99% so với 2020.

Thậm chí còn có doanh nghiệp dầu khí lỗ đậm trong năm qua.

Điển hình tại Petro Miền Trung (HOSE: PMG) và Xuất nhập khẩu Petrolimex (PIT) do duy trì các khoản chi phí mức cao so với lãi gộp khiến hai doanh nghiệp lỗ ròng lần lượt 29 tỷ đồng và 6 tỷ đồng dù doanh thu tăng trưởng.

Theo dự báo của Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), hầu hết lợi nhuận năm 2022 của các doanh nghiệp họ nhà "P" đều tăng trưởng hai đến ba chữ số, trong đó riêng PVD có thể tăng lên gần 7 lần so với mức thấp của năm 2021.

BSC kỳ vọng các dự án thăm dò, khai thác sẽ sôi động trở lại trong năm nay, và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, xây lắp giàn khoan, kho nổi như PVS và PVD dự kiến có được các hợp đồng mới với giá trị cao hơn.

Cụ thể, các chuyên gia dự phóng doanh thu thuần của PVS trong năm nay sẽ là 18.262 tỷ , lợi nhuận sau thuế 977 tỷ, lần lượt tăng 28% và 44% so với năm ngoái.

Đối với nhóm trung nguồn, nhu cầu vận tải dầu năm nay dự kiến sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu khí LNG sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hệ thống kho chứa. 

Đối với nhóm hạ nguồn, nhu cầu tiêu thụ điện, xăng dầu và gas cũng được dự báo sẽ gia tăng trở lại khi kinh tế hồi phục.

Hoàng Long

vnfinance.vn

Tin khác

Thương hiệu 8 giờ trước
Ngân hàng HSBC nâng định giá cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan lên mức 98.000 đồng, cao hơn 46% so với mức giá đóng cửa ngày 26/4 là 67.200 đồng. Sau quyết định chia cổ tức tỷ lệ 100%, Masan Consumer (Công ty thành viên thuộc Masan) muốn tiếp tục chia tiền cho nhà đầu tư.
Thương hiệu 10 giờ trước
Kính mắt là sản phẩm giúp bảo vệ đôi mắt khỏi những tác nhân bên ngoài. Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu cung cấp kính mắt. Trong đó, Kính Mắt S vẫn luôn là thương hiệu kính mắt tại Việt Nam được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Thương hiệu 16 giờ trước
(SHTT) - Vào ngày 21/04 vừa qua, tại Khách Sạn 5 Sao Grand Plaza Hà Nội, đã diễn ra buổi ra mắt áo điều hoà phiên bản mới nhất đến từ thương hiệu Fujiki được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động mỗi ngày.
Thương hiệu 16 giờ trước
(SHTT) – Hiện nay với sự phát triển của công nghệ mang đến nhiều giải pháp tiện ích cho con người. Trong đó cứu hộ xe máy Hello Thợ qua zalo app được đánh giá là dịch vụ tiện ích, nhanh chóng cho những người đang gặp sự cố về hư hỏng xe khi tham gia giao thông.
Thương hiệu 16 giờ trước
(SHTT) - Công ty TNHH Sản xuất & đầu tư Thương mại Tổng Hợp đạt giải thưởng "Top 10 thương hiệu mạnh Quốc gia 2024", tại sự kiện công bố ở TP Hồ Chí Minh, hôm 21/4.