SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Gian lận thương mại, các cơ sở kinh doanh online bị xử phạt gần 500 triệu đồng

17:03, 12/08/2023
(SHTT) - Thông qua công tác nghiệp vụ, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đã phát hiện hơn 4.000 đơn vị hành hóa vi phạm quy định pháp luật tại các cơ sở kinh doanh online trên địa bàn và xử phạt gần 500 triệu đồng với các đối tượng vi phạm.

Lợi dụng những tiện ích từ các thiết bị công nghệ di động, nhiều đối tượng đã thực hiện hành vi buôn bán hàng hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc các hành vi gian lận thương mại khác trên Internet. 

Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ công tác quản lý địa bàn, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ số để kinh doanh trên địa bàn với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh và Cục thuế tỉnh Hòa Bình.

Qua kiểm tra 08 cơ sở, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt VPHC và hàng hóa tịch thu: 458.639.000. Trong đó: Tiền phạt VPHC: 156.750.000 đồng; Trị giá hàng hóa tịch thu: 301.889.000 đồng (gồm 4.995 đơn vị hàng hóa trong đó có 72 mặt hàng gồm: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép các loại, quần áo, chăn lông, khăn bông, quạt đeo cổ, tai nghe không dây, sạc dự phòng, dép, ô, cắt móng tay, lưỡi dao cạo râu, tất da chân, áo chống nắng, giày sục nữ, đồ chơi trẻ em các loại…). Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2

 

Song song với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đoàn kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh, vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ….

3

 

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh và của người tiêu dùng.

Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ ước tính tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỉ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. 

6 tháng đầu năm 2023, doanh số thương mại điện tử Việt Nam đạt 10,3 tỉ USD, tăng khoảng 25% so với cùng kỳ, chiếm 7,7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự báo giai đoạn 2022 - 2025, kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực đạt khoảng 31%/năm, quy mô ước đạt 49 tỉ USD vào năm 2025.

Với sự phát triển nhanh chóng mặt, bên cạnh những lợi ích mà thị trường thương mại điện tử mang lại, việc các đối tượng gian thương lợi dụng các kẽ hở luật pháp để kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội cũng trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp, cùng với đó là gây thất thu ngân sách.

Báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương, trong những tháng đầu năm 2023, vi phạm pháp luật về sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhập lậu, không hóa đơn, chứng từ vẫn còn diễn ra. 

Các lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 66.049 vụ việc vi phạm (tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022). Trước đó, năm 2022, các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý 139.758 vụ việc vi phạm (tăng 1,17% so với cùng kỳ năm 2021).  

Trước thực trạng này, để đấu tránh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, Nguyễn Mạnh Hùng cho biết cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan thực thi, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cùng với đó là việc cần rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý và chế tài xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực này, để tăng tính răn đe.

Đồng thời, cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quản lý hàng hóa; giải pháp phải dễ dàng xác định, phân loại được sản phẩm chính hãng, sản phẩm giả. Như vậy, cơ quan chức năng không phải chờ giám định, gây tốn kém, tổn thất nhiều thời gian và chi phí cho các bên liên quan.

Song song đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử và chủ thể quyền sử hữu trí tuệ. Nhà sản xuất hàng hóa cũng cần lựa chọn giải pháp bảo vệ sản phẩm thương hiệu của mình, áp dụng truy xuất nguồn gốc với các tem nhãn không thể làm giả, sao chép.

Khánh An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 giờ trước
Vẫn còn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, Thẩm mỹ quốc tế Lucy vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn trái phép ngay ở trung tâm Quận 1 (TP.HCM).
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.