SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Hàng giả đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương

16:00, 13/01/2020
(SHTT) - Giám đốc điều hành Hiệp hội Chống hàng giả quốc tế (React), ông Ronald Brohm, cho biết hàng giả đang trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.

Trước thực trạng thương mại điện tử xuyên biên giới đang bị lợi dụng để trở thàn công cụ mới cho những kẻ buốn bán hàng giả, hàng nhái lợi dụng, sáng 10/1 tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã phối hợp với Hải quan Việt Nam và Hiệp hội chống hàng giả quốc tế REACT tổ chức "Hội thảo Công tác phối hợp bảo vệ người tiêu dùng và quyền sở hữu trí tuệ từ môi trường thương mại tới môi trường mạng đến thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương" để trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm, phương hướng để giải quyết vấn nạn này.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Ronald Brohm, cho biết, hiện nay, có tới 3,3% tổng sản lượng kinh doanh hàng hóa trên thế giới bị ảnh hưởng bởi hàng giả. Hàng giả diễn ra ở mọi nơi, trên môi trường mạng và cả ở ngoài thực tế.

“Châu Á Thái Bình Dương đã và đang trở thành khu vực có sức tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên đi cùng với đó, hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường cũng vì thế mà tăng theo. Chính vì vậy, cần có sự chung tay của các lực lượng chức năng cũng như doanh nghiệp mới có thể giải quyết và ngăn ngừa tình trạng trên”, Giám đốc điều hành Hiệp hội chống hàng giả quốc tế nhấn mạnh.

ronald brohm

Ông Ronald Brohm, Giám đốc điều hành Hiệp hội Chống hàng giả quốc tế 

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, lực lượng QLTT trong nước đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Ví dụ mới đây, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Hà Nội, đã tiến hành kiểm tra, xử lý hoạt động bán điện thoại giả mạo nhãn hiệu Samsung tại số 27 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội.

 Trong vụ việc này, đối tượng đã sử dụng tên miền: samsungvietnam.online - gần giống với tên miền của hãng Samsung tại Việt Nam - và copy toàn bộ các nội dung trên trang điện tử của hãng Samsung đối với các sản phẩm điện thoại di động nhằm tạo lòng tin cho khách hàng trước khi xác nhận mua hàng.

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Đội QLTT số 1 đã tiến hành rà soát toàn bộ các địa chỉ liên quan, có dấu hiệu trùng khớp với hoạt động của website trên. Bằng biện pháp nghiệp vụ, Đội QLTT số 1 xác định được tên miền của website trên được mua thông qua một đại lý tên miền có trụ sở tại Hà Nội.

Qua công tác xác minh đối với đại lý tên miền trên và kết hợp với các thông tin đã rà soát được, ngay trong ngày, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Phòng An ninh công nghệ cao – Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra, xử lý đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nói trên. Thực tế tại thời điểm kiểm tra, số hàng hóa nhãn hiệu Samsung tại cơ sở chỉ có trị giá là: 62.060.000 đồng nhưng qua đấu tranh và các số liệu lưu trữ trên các website do đơn vị đang sử dụng thì trị giá số hàng hóa đã tiêu thụ đối với nhãn hàng Samsung là:  trên 485 triệu đồng.

Đây là một vụ việc điển hình về kinh doanh hàng lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu bằng thương mại điện tử. Các đối tượng sử dụng website nhưng địa chỉ đăng trên website là địa chỉ ảo, người đứng tên mua website là một người khác nhưng người thực sự sở hữu và sử dụng lại là một người khác. Quá trình hoạt động, đối tượng sử dụng rất nhiều các website và được liên kết với nhau qua các đường link hiện trên giao diện của các website.

IMG_9787.JPG

 Toàn cảnh hội thảo

Một ví dụ khác được vị đại diện của REACT đưa ra là hành vi qua mặt tinh xảo của tội phạm tại Hàn Quốc bằng cách chia nhỏ các kiện hàng để đánh lừa phương hướng điều tra của các lực lượng chức năng.

Trong thời gian qua, Hải quan Hàn Quốc phối hợp với tổ chức có tên TIPA (một tổ chức phi lợi nhuận do các nhãn hàng cùng nhau thành lập) để đưa ra những bài giảng, hỗ trợ các lực lượng chức năng như nhân viên hải quan, lực lượng thi hành pháp luật có thêm những kiến thức về kiểm tra, kiểm soát  hàng hóa, đặc biệt là sản phẩm của các thương hiệu lớn để từ đó đưa ra nhận định, đánh giá về chất lượng các sản phẩm được gửi qua đường bưu kiện có vi phạm hay không.

“Tại Hàn Quốc, đối tượng vi phạm sử dụng hình thức gửi bằng những gói hàng nhỏ để tránh nguy cơ tịch thu nhiều. Điều này đã gây khó khăn cho chúng tôi trong quá trình thực thi nhiệm vụ bởi các nhân viên hải quan không thể nào kiểm tra tất cả gói hàng được gửi. Đó là chưa kể, một số đối tượng cố tình thể hiện những lỗi rõ rệt để Hải Quan tập trung kiểm tra, từ đó phân tâm dẫn đến không đủ thời gian để kiểm tra các gói hàng khác”, đại diện Hải quan Hàn Quốc chia sẻ.

Kinh nghiệm kiểm tra thực tế, đại diện Hải quan Hàn Quốc cho rằng chủ sở hữu và bộ phận hải quan cần có một số biện pháp tổng quan như xác nhận người gửi, sử dụng chụp hình tự động để gửi cho chủ sở hữu thương hiệu để có thể nhanh chóng xác minh những vi phạm về hàng hóa nếu có. Đây là nhiệm vụ chính được TIPA phối hợp với Hải quan Hàn Quốc thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

Trong năm 2019, lực lượng Hải Quan Hàn Quốc đã kiểm tra và phát hiện 35.000 vụ, thu giữ 191.000 vật dụng. Trong đó, 99,9% vật thể là hàng nhái, hàng giả. Các thương hiệu có sản phẩm bị làm giả phổ biến là Nike, LV, Chanel, Gucci với các loại hàng hóa như gậy Golf, son môi, thời trang. Đa số được sản xuất từ Trung Quốc.

“Nếu không có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và nhãn hàng, sự hợp tác của các bên giao hàng thì việc kiểm tra và bắt giữ các gói hàng giả không thể mang lại hiệu quả” đại diện Hải quan Hàn Quốc khẳng định.

Tại Hội thảo, đại diện Hiệp hội Chống hàng giả quốc tế đã trao chứng nhận cho một số Nền tảng thương mại điện tử như: Lazada, eBay, DH gate, Alibaba, india MART, Shopee Taiwan và Sendo Vietnam vì đã có những đóng góp cũng như bảo vệ thương hiệu cho các chủ sở hữu, hỗ trợ người bán hàng, phát triển nhãn hiệu, giám sát và hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp.

Quyên Lưu

Tin khác

Tin tức 8 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 10 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 13 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 17 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).