SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Siết chặt mặt hàng đồ chơi không rõ nguồn gốc trước dịp Trung thu

08:53, 09/08/2023
(SHTT) - Lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng đồ chơi trẻ em nhằm quản lý chặt các sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc trước dịp Tết Trung thu sắp tới.

Hiện nay, đồ chơi trẻ em được bày bán rầm rộ trên các sản thương mại điện tử, các cửa hàng. Tuy nhiên, nhiều loại đồ chơi được niêm yết trên các sàn TMĐT, thậm chí tại một số cửa hàng lại không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho trẻ em khi sử dụng. 

Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống TMĐT, xu hướng mua sắm đồ chơi trẻ em qua các kênh online, như Facebook, TikTok, Zalo, hay Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cũng bùng nổ mạnh mẽ, trở thành sự lựa chọn phần đông của người tiêu dùng. Chính vì vậy chất lượng, nguồn gốc của mặt hàng này càng khó kiểm soát. Không chỉ vậy, tại các cửa hàng, các sản phẩm đồ chơi nhập lậu cũng được bày bán công khai.

Trước đó tháng 5/2023 Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) đã bắt quả tang cửa hàng thuộc hộ kinh doanh Phan Thị Nga (địa chỉ số 162 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang kinh doanh đồ chơi trẻ em nhập lậu.

Số hàng hóa này do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ gần 2.000 sản phẩm là búa đồ chơi; quạt cầm tay mini; xe ô tô đồ chơi loại to, bộ đồ chơi xếp hình; bộ đồ chơi lắp ráp các hình; bộ đồ chơi câu cá; bộ đồ chơi câu cá; bộ súng đồ chơi các loại; đèn laser; bộ búp bê đồ chơi... để xử lý theo thẩm quyền.

do choi nhap lau

 

Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác phát hiện và thu giữ nhiều sản phẩm đồ chơi nhập lậu, trong đó có nhiều loại đồ chơi mang tính bạo lực gây nguy hiểm cho trẻ em. Thậm chí, có nhiều mặt hàng đồ chơi còn gây ảnh hưởng xấu đến việc hình thành tính cách và đạo đức của thế hệ tương lai.

Bên cạnh những sản phẩm mặt nạ bằng nhựa mềm, thì cũng có nhiều mặt hàng đồ chơi trẻ em được cấu thành, sản xuất từ nhựa PVC. Đây được coi là loại nhựa độc hại nhưng vẫn được sử dụng rộng rãi nhất trong các sản phẩm tiêu dùng trên thế giới, chỉ sau polyethylene. Nguyên nhân là bởi giá thành rẻ, tính chất dẻo dai, bền và trong suốt. PVC chứa nhiều hóa chất độc hại, trong đó có chì và DEHP, một loại phthalate được sử dụng làm chất làm mềm dẻo.

Đồ chơi bằng nhựa luôn có chất hóa dẻo phthalate, chất này dễ dàng rời bỏ chất gốc và phân tán vào cơ thể người khi tiếp xúc ở nhiệt độ nóng, đó là nguy cơ khi trẻ ngậm đồ chơi hoặc qua đường hô hấp. Ngoài ra, chất này còn có thể gây nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng, nhất là đối với trẻ em.

Theo cảnh báo của các chuyên gia về sức khoẻ, những món đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của trẻ khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu sử dụng trong thời gian dài, những chất này xâm nhập vào cơ thể bằng cách tiếp xúc qua da, đường miệng, hoặc thông qua đường hô hấp sẽ khiến trẻ dễ mắc các nguy cơ về ngộ độc, rối loạn chức năng hay vô sinh hoặc thậm chí có thể bị ung thư.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, người tiêu dùng cần thay đổi nhận thức và thói quen tiêu dùng, không vì ham mua đồ chơi rẻ mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Không chỉ vậy,  một số trẻ nhỏ có thói quen ngậm đồ chơi, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, có thể gây nên căn bệnh về đường ruột, ho lao, viêm phổi. Bởi vậy, người mua hàng càng nên lựa chọn kỹ lưỡng hơn khi mua đồ chơi cho trẻ em. Nên lựa chọn những mặt hàng rõ nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn đầy đủ...

Vì vậy để siết chặt mặt hàng đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Trung thu đang tới gần, ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chỉ đạo các đội trực thuộc tăng cường tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng đồ chơi trẻ em,... ngăn chặn các sản phẩm đồ chơi độc hại, kích động bạo lực nhập lậu; kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ, ghi nhãn hàng hóa, chứng nhận hợp quy và các quy định khác trong quản lý mặt hàng đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng sẽ công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để cảnh báo đến người tiêu dùng.

Đồng thời, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng khuyến cáo người tiêu dùng, nên cẩn trọng khi mua hàng, nên lựa chọn những địa điểm uy tín để mua đồ chơi cho trẻ nhỏ, để tránh rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".

Minh Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 53 phút trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Công ty CP Công nghệ Mới Nhật Hải (OIC NEW) là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, chuyên về lĩnh vực công nghệ nano ứng dụng trong y dược, thủy sản, chăn nuôi, mỹ phẩm. Với những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và phát triển, OIC NEW đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế của mình.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Liên tục sai phạm trong lĩnh vực y tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế - Mega Gangnam bị Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt 53 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Cục Sở hữu trí tuệ và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa làng cổ Phước Tích và Đệm bàng Phò Trạch.