SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Chương trình OCOP là gì?

21:44, 01/08/2023
SHTT - OCOP (One commune, one product) - Mỗi xã (phường) một sản phẩm - là mô hình được học tập từ Nhật Bản phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp truyền thống. Để tham gia, các sản phẩm của địa phương phải đạt các tiêu chuẩn OCOP và được cấp chứng nhận OCOP.

1. Tại sao cần chứng nhận OCOP

Sản phẩm/dịch vụ được sản xuất từ các cơ sở/hộ sản xuất tại xã, phường thường có nguồn gốc từ các làng nghề, hộ gia đình bằng phương pháp thủ công, truyền thống, không theo quy trình chuẩn nên sản phẩm làm ra vô tình trở thành hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; thậm chí một số sản phẩm được gắn nhãn các thương hiệu nổi tiếng và trở thành hàng giả nhãn hiệu.

Chương trình OCOP - Mỗi xã (phường) một sản phẩm - ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp truyền thống, đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Từ đó, Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

ocop

 Ảnh: Internet

2. Mục đích và lợi ích của chương trình OCOP

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Mục tiêu chung của Chương trình OCOP là: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

Hơn thế nữa, Lợi ích của việc tham gia chương trình OCOP là được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về đào tạo, tập huấn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường. Ngoài ra, việc có chứng nhận OCOP còn giúp nâng cao uy tín và chất lượng của sản phẩm, thu hút khách hàng và đối tác.

3. Kết quả cơ bản sau 5 năm triển khai

Hưởng ứng Chương trình OCOP, các tỉnh, thành đã thành lập và xây dựng kế hoạch cho phát triển OCOP. Đến năm 2021, chương trình kinh tế OCOP đã được triển khai tại 63 tỉnh thành trong cả nước. Đã có 60/63 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm cho thấy việc nhận thức và ý thức chỉ đạo triển khai Chương trình OCOP ngày càng tích cực. Ngoài những địa phương có chiều sâu như Quảng Ninh, Hà Nội, những địa phương tích cực triển khai nhanh chóng và hiệu quả đều nằm ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Điều này cho thấy sự phù hợp của Chương trình OCOP trong phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở những khu vực còn khó khăn này.

Hiện nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước đã ban hành Đề án/Kế hoạch Chương trình OCOP cấp tỉnh, một số tỉnh đã ban hành Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình OCOP. Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh đã hình thành bộ máy triển khai Chương trình, giao nhiệm vụ và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, đặc biệt là các sở, ngành có liên quan. 100% các tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP cho Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện. 50% số tỉnh đã bổ sung nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP cho Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã và phân công cán bộ phụ trách OCOP cấp xã. Nhiều địa phương đã sử dụng bộ máy của Chương trình Nông thôn mới để triển khai Chương trình OCOP, tạo sự thuận lợi và đồng bộ trong quá trình thực hiện. Đến hết năm 2020, có 25 tỉnh đã giao cho Văn phòng Điều phối nông thôn mới và 38 tỉnh giao cho Chi cục Phát triển Nông thôn là cơ quan thường trực chương trình. Nhiều địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách riêng của tỉnh về nhiều lĩnh vực, như: Phát triển vùng nguyên liệu; Hỗ trợ khoa học công nghệ; Phát triển sản xuất, liên kết chuỗi giá trị; Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu;…

anh-o-1-1670583073188363397614

 

Về kết quả phát triển sản phẩm và chủ thể OCOP, giai đoạn 2018 - 2020, đã có 2.961 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình với 6.210 sản phẩm. Các chủ thể đã được hỗ trợ nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực, đã có 874 sản phẩm được hỗ trợ chuẩn hóa về chất lượng; 792 sản phẩm được hỗ trợ về đăng ký sở hữu trí tuệ; 1.266 sản phẩm được hỗ trợ về bao bì, nhãn mác; 1.098 doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ nâng cao năng lực; 1.552 chủ thể được hỗ trợ xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm. Theo kết quả đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm, cả nước có 4.759 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên. Trong đó, đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước với 1.759 sản phẩm (chiếm 37,16%), miền núi phía Bắc chiếm 20,56%, tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long với 15%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ với 88 sản phẩm (chiếm 1,85%). Sản phẩm đạt 3 sao chiếm 62,05%; sản phẩm đạt 4 sao chiếm 36,2% và sản phẩm tiềm năng 5 sao chiếm 1,72%. Hội đồng OCOP quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng cho 43 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao được các địa phương đăng ký.

Về cơ cấu sản phẩm theo nhóm, có 3.789 sản phẩm (chiếm 80%) thuộc nhóm thực phẩm, 8,8% thuộc nhóm lưu niệm nội thất và trang trí, 6,3% thuộc nhóm đồ uống, còn lại là các sản phẩm khác. Đặc biệt, đã có 35 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP. Đã có 2.610 chủ thể có sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó: 37,8% là các hợp tác xã, 27,7% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, 31,7% là cơ sở/hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Về nguồn lực triển khai, Chương trình huy động 22.845 tỷ đồng (kế hoạch dự kiến 45.000 tỷ đồng), trong đó các tổ chức OCOP huy động nguồn lực và vay tín dụng chiếm trên 93% (tăng 6,6% so với kế hoạch đề ra là 86,6%); ngân sách các cấp (cả nguồn lồng ghép) chiếm 7% (giảm 6,4% so với kế hoạch đề ra là 13,4%).

Một thành công quan trọng nữa của Chương trình OCOP là công tác xúc tiến thương mại được các bộ, ngành, địa phương triển khai rất tích cực và hiệu quả. Bộ Công Thương đã nhanh chóng ban hành quyết định quy chuẩn trung tâm/điểm bán hàng OCOP, giúp cho cả nước có trên 142 trung tâm/điểm bán hàng OCOP. Hội chợ, triển lãm OCOP cấp tỉnh, khu vực với hơn 10.000 gian hàng dần trở thành thương hiệu địa phương và điểm đến của du lịch. Hệ thống bán lẻ hiện đại trong toàn quốc (các trung tâm thương mại lớn như hệ thống Central Retail, Saigon Coop, Mega Market,…) cũng đã tích cực tham gia tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Trong thời gian qua, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid - 19, sản phẩm OCOP đã được cung ứng rất tốt cho thị trường, có sự tăng trưởng về doanh thu và giá bán. Đây là minh chứng về tiềm năng, hiệu quả của Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP được phát triển đa dạng theo 6 nhóm gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải-may mặc, lưu niệm-nội thất-trang trí, và du lịch, đây không chỉ là sinh kế của người dân mà còn là con đường phát triển kinh tế đa dạng, phát huy lợi thế, tính đặc sắc và văn hóa của mỗi một địa phương từ xã, đến huyện, đến tỉnh. Những hiệu quả bước đầu cho thấy hướng phát triển đúng đắn, phù hợp của Chương trình OCOP trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn hiện nay.

Sau 5 năm thực hiện, Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề nông thôn và dịch vụ du lịch của các địa phương. Trước những thành quả đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, Chương trình OCOP không dừng lại ở một chương trình kinh tế của Nhà nước, mà đã trở thành phương thức, cách thức phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực nông thôn nói riêng, trong toàn xã hội nói chung. Chương trình OCOP đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực trong sản xuất xã hội khu vực nông thôn. Với những nguồn lực kinh tế - xã hội trị giá hàng chục ngàn tỷ đồng được sử dụng, sức ảnh hưởng và lan tỏa của Chương trình OCOP đã từng bước đi vào hoạt động sản xuất xã hội và đang trở thành giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới.

Đức Tài

Tin khác

Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Cục Thuế Thanh Hóa, thu nội địa trên địa bàn tỉnh tháng 4 ước đạt 2.100 tỷ đồng, bằng 76% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, tổng thu nội địa của tỉnh này ước đạt 11.526 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt kim ngạch hơn 15 tỷ USD tính tới ngày 15/4.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Đó là thông tin được đưa ra trong Báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2024 được công bố hôm 26/4 vừa qua.
Kinh tế 3 ngày trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người chọn đi du lịch hoặc về quê thăm gia đình. Các thú cưng như chó, mèo thường không thể đi theo cùng chủ nên dịch vụ trông giữ chó mèo đã trở nên đắt khách trong dịp này.