SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 18/09/2024
  • Click để copy

Cách mạng hóa ngành nông nghiệp bằng công nghệ kỹ thuật số

19:44, 12/11/2023
(SHTT) - Tại Diễn đàn "Chuyển đổi Kỹ thuật số trong Nông nghiệp: Hướng đi tiếp theo tại Việt Nam", bà Carrie Turk, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã có những chia sẻ về cách công nghệ kỹ thuật số có thể cách mạng hóa ngành nông nghiệp.

Hiện tại, nông nghiệp có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Việt Nam, đóng góp 12% GDP và gần 30% việc làm. Mặc dù nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn trong một vài thập kỷ qua, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết để phát huy tiềm năng phát triển của ngành và góp phần thực hiện mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 của Việt Nam.

Tuy nhiên bà Carrie Turk cho biết may mắn là có một cơ hội quý giá và hiếm có để giúp ngành nông nghiệp phát huy hết tiềm năng và tiếp tục đóng góp vào sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nước. Cơ hội này nằm ở sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI), và Việt Nam cần nắm bắt cơ hội này.

ky thuat so

 

Đặc biệt, tại diễn đàn, bà đã chia sẻ một vài ví dụ về cách công nghệ kỹ thuật số có thể cách mạng hóa ngành nông nghiệp:

Công nghệ nông nghiệp chính xác để tạo ra sản phẩm tốt hơn và có chất lượng cao hơn: Các công cụ kỹ thuật số như máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh và hệ thống GPS có thể được sử dụng cho nông nghiệp chính xác. Bằng cách thu thập dữ liệu về điều kiện thổ nhưỡng, sức khỏe cây trồng và sự phá hoại của sâu bệnh, nông dân có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực. Ví dụ: các ứng dụng di động quản lý hệ thống tưới tiêu có thể cung cấp dữ liệu thời gian thực về độ ẩm của đất, điều kiện thời tiết và lượng nước sử dụng. Điều này giúp nông dân tối ưu hóa các biện pháp tưới tiêu, bảo vệ tài nguyên nước và tăng khả năng thích ứng với khí hậu của nông nghiệp.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa cho để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Các công nghệ kỹ thuật số như cảm biến, nền tảng điện tử và chuỗi khối có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng của các sản phẩm nông nghiệp. Điều này đảm bảo tính minh bạch và tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin về nguồn gốc, phương pháp sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc cải thiện an toàn thực phẩm không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn với thị trường quốc tế.

Nền tảng thương mại điện tử thúc đẩy lưu thông hàng hoá và tăng thu nhập cho nông dân: Nền tảng kỹ thuật số và trang web thương mại điện tử giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng, cho phép nông dân bán sản phẩm trực tuyến mà không cần qua trung gian. Điều này không chỉ làm giảm chi phí giao dịch mà còn giúp nông dân thu được lợi nhuận cao hơn.

Hệ thống thanh toán kỹ thuật số giúp mở rộng dịch vụ tài chính: Nền tảng thanh toán kỹ thuật số và dịch vụ ngân hàng di động giúp nông dân có khả năng nhận thanh toán điện tử, giảm sự phụ thuộc vào giao dịch tiền mặt và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính ở khu vực nông thôn.

AI sáng tạo trong nông nghiệp: AI sáng tạo, một tập hợp con tương đối mới của AI, mang đến những cơ hội hiếm có để thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp tái tạo. AI có thể được tận dụng để cung cấp kiến thức nông nghiệp và hỗ trợ cho nông dân. Các ứng dụng này sử dụng những embedding về kiến thức nông nghiệp, về cơ bản là sự thể hiện cô đọng của thông tin nông nghiệp, để hiểu và trả lời các câu hỏi của nông dân. Khi nông dân đặt câu hỏi, ứng dụng sẽ dịch truy vấn sang định dạng mà các embedding có thể hiểu được, cho phép hệ thống AI đưa ra phản hồi kịp thời, phù hợp và chính xác.

Có thể thấy, công nghệ số có tiềm năng to lớn để chuyển đổi nhiều khía cạnh khác nhau của ngành nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thừa nhận một số khó khăn, thách thức trong tình hình hiện tại, bao gồm: (i) cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở khu vực nông thôn chưa phát triển; (ii) quy mô ứng dụng công nghệ số còn nhỏ (chưa đến 8% các hợp tác xã ứng dụng công nghệ số đến một mức độ nào đó); (iii) nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn thấp; (iv) doanh nghiệp nông nghiệp chưa đầu tư nhiều vào chuyển đổi số; và (iv) khả năng tiếp cận tài chính của nông dân vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.

Để khai thác tối đa lợi ích của công nghệ kỹ thuật số, điều quan trọng là Chính phủ, khu vực tư nhân, nông dân, học giả và các chuyên gia về phát triển phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Họ có thể tìm hiểu những chính sách khả thi và các công cụ kỹ thuật phù hợp với bối cảnh của Việt Nam đồng thời hưởng lợi từ kinh nghiệm quốc tế. Diễn đàn hôm nay tạo một nền tảng lý tưởng để hợp tác và chia sẻ kiến thức cũng như xây dựng các chiến lược hiệu quả.

Phạm Tuấn

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 17/9, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức phát động Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật TP. Hà Nội (Hội thi) lần thứ hai.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Hyundai đưa ra thông báo triệu hồi các mẫu xe bao gồm Genesis G70, Hyundai Veloster N, Kona N và Elantra N. Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề là van điều khiển nhiên liệu bị lỗi trong bơm nhiên liệu áp suất cao.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo mới sẽ phân tích các dấu hiệu sinh học của giọng nói, đạt độ chính xác lên tới 84% đối với phụ nữ và 77% đối với nam giới trong việc phát hiện huyết áp cao.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo “Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nông nghiệp cho Viện Nông nghiệp Thanh Hóa”.