SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Các nhà khoa học phát triển công nghệ biến ‘phế liệu’ thành vàng ròng

07:34, 14/03/2024
(SHTT) - Phương pháp mới được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Đại học ETH Zurich giúp việc phục chế vàng từ rác thải điện tử trở thành điều khả thi.

Để tiến hành phương pháp mới có tính bền vững cao này, các nhà khoa học đã sử dụng bọt biển sợi protein thu được từ váng sữa, một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm.

Rác thải điện tử chứa nhiều loại kim loại có giá trị như đồng, coban và thậm chí một lượng vàng đáng kể. Thu hồi số vàng này từ điện thoại thông minh và máy tính không được sử dụng là một phương án tưởng chừng là hấp dẫn trong bối cảnh nhu cầu về kim loại quý ngày càng tăng.

Tuy nhiên, các phương pháp phục hồi cho đến nay đều tiêu tốn nhiều năng lượng và thường yêu cầu sử dụng các hóa chất có độc tính cao.

q1

 Vàng thu gom từ bo mạch chủ máy tính cũ hỏng. Ảnh: Independent

Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu, do Giáo sư Raffaele Mezzenga tại Đại học ETH Zurich dẫn đầu, đã chiết xuất thành công vàng từ rác thải điện tử bằng một phương pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và bền vững hơn chỉ với miếng bọt biển làm từ sợi protein, một phụ phẩm từ quá trình sản xuất phô mai.

Để sản xuất bọt biển, Mohammad Peydayesh, nhà khoa học của Tập đoàn Mezzenga và các đồng nghiệp đã làm biến tính protein whey trong điều kiện axit ở nhiệt độ cao để chúng tổng hợp thành các sợi nano protein dưới dạng gel. Sau đó, gel được sấy khô để tạo thành miếng bọt biển.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu loại bỏ những bộ phận kim loại khỏi bo mạch chủ, hòa tan chúng trong dung dịch axit rồi đặt một miếng bọt biển sợi protein vào dung dịch để hút các ion vàng. Trong quá trình này, một số ion kim loại khác cũng có thể bám vào, nhưng các ion vàng thường bám hiệu quả hơn.

Cuối cùng, họ làm nóng miếng bọt biển, khiến các ion vàng biến thành nhiều mảnh vụn rồi nấu chảy thành quặng vàng.

q2

Các ion vàng bám vào miếng bọt biển/ Ảnh: ETH Zurich 

Bằng cách này, họ đã thu được một lượng nhỏ vàng khoảng 450 miligam từ 20 bo mạch chủ máy tính. Quặng vàng thu được có 91% là vàng (còn lại là đồng), tương ứng với vàng 22 carat.

Công nghệ mới này có thể được thương mại hóa vì theo tính toán của Mezzenga, chi phí để mua nguyên liệu đầu vào cộng với chi phí năng lượng cho toàn bộ quy trình còn thấp hơn 50 lần so với giá trị vàng có thể thu hồi được. Các nhà nghiên cứu muốn phát triển công nghệ này để sẵn sàng đưa ra thị trường.

Nhà khoa học Mezzenga nhận định phương pháp này đã biến hai loại phế phẩm trở thành vàng theo nghĩa đen: “Điều tôi tâm đắc nhất là chúng tôi đang sử dụng sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thực phẩm để thu lại vàng từ rác thải điện tử. Còn gì có thể bền vững hơn thế!”

Hà Anh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 19 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.