5 chế độ ăn chống lại bệnh tật
Dưới đây là 5 chế độ ăn có thể giúp chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
5 chế độ ăn chống lại bệnh tật - Chế độ ăn với chỉ số glycemic thấp
Mọi người nên tránh những chế độ ăn làm tăng nồng độ đường trong máu được gây nên bởi carbohydrate – phần chính của glucose trong máu. Chế độ ăn nên tập trung vào tiêu thụ carbohydrate "vừa đủ" để giữ lượng đường trong máu cân bằng.
Những loại thực phẩm có chỉ số glycemic thấp bao gồm bánh mì, lúa mạch đen, yến mạch, cám yến mạch, mì ống, gạo đồ, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng và một số loại hạt. Mọi người cũng được khuyến khích ăn nhiều trái cây và rau quả.
Chế độ ăn với chỉ số glycemic thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đối với những bệnh nhân tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường. Nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường tổng thể, tăng lượng lipoprotein (một loại cholesterol tốt) và giảm nguy cơ các bệnh tim mạch nói chung.
Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào năm 2008, người ta theo dõi chế độ ăn của 210 người trong sáu tháng. Kết quả cho thấy, chế độ ăn này có hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu so với chế độ ăn nhiều chất xơ, ngũ cốc bao gồm bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, khoai tây và bánh mì.
5 chế độ ăn chống lại bệnh tật - Ăn chay
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, những người ăn chay ít có nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim mạch vành, huyết áp cao và bệnh tiểu đường.
Hầu hết chế độ ăn chay thường ít cholesterol và carbohydrate phức tạp hơn, thay vào đó là chất xơ, magie, acid folic, vitamin C và E, carotenoid.
Theo Viện Y tế quốc gia, những lo ngại cho rằng chế độ ăn chay làm thiếu protein và những vitamin cần thiết có thể được giải quyết bằng chế độ ăn uống cân bằng.
5 chế độ ăn chống lại bệnh tật - Chế độ ăn DASH
"DASH" là viết tắt của "chế độ ăn ngăn chặn tăng huyết áp", là một chế độ ăn do Viện tim phổi trung ương phát triển như một cách để giảm huyết áp. Chế độ ăn này chú trọng vào bữa ăn cân bằng nhiều trái cây, rau quả, các sản phẩm không có chất béo hoặc sữa ít béo, ngũ cốc, cá, thịt gia cầm, đậu, hạt và quả hạch. Chế độ ăn này cũng chứa ít natri, đường, chất béo và thịt đỏ hơn so với chế độ ăn điển hình của Mỹ.
Mặc dù không có công thức đặc biệt nhưng chế độ ăn DASH căn cứ vào lượng calo hàng ngày để đưa ra số lượng tương ứng với độ tuổi và mức độ hoạt động thể chất của mỗi người..
Thực hiện chế độ ăn DASH kết hợp với tập thể dục có thể làm giảm huyết áp tâm thu 16 điểm và huyết áp tâm trương 10 điểm.
Cũng theo nghiên cứu này, ngoài việc làm giảm huyết áp, chế độ ăn DASH kết hợp với tập thể dục và giảm cân có thể đem những cải tiến đáng kể về độ nhạy cảm cho những người thừa cân và béo phì. Ngoài ra nó còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
5 chế độ ăn chống lại bệnh tật - Chế độ ăn ít hoặc không gluten
Gluten là một loại protein được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Chế độ ăn uống hạn chế hoặc loại bỏ gluten thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh celiac. Cleiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lai chất protein (gluten) trong lúa mì và một vài loại ngũ cốc khác, làm tổn hại đến ruột non. Điều này ngăn cản cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, canxi, protein, carbohydrate và chất béo.
Ngoài việc tránh lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen, những người theo chế độ ăn không gluten cũng cần phải từ bỏ nhiều loại bánh, mì, ngũ cốc và các thực phẩm chế biến từ nhóm này.
Mặc dù có những ý kiến cho rằng chế độ ăn không gluten có thể cải thiện tình trạng của bệnh tự kỷ tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề trên.
5 chế độ ăn chống lại bệnh tật - Chế độ ăn Ketogenic
Chế độ ăn Ketogenic không dành cho tất cả mọi người. Trên thực tế, chế độ ăn uống đòi hỏi chuyên môn cao và cẩn thận này thường được chỉ định cho người bị động kinh (đặc biệt là trẻ em) xuất hiện những cơn co giật không đáp ứng với thuốc.
Chế độ ăn này tuân theo một tỷ lệ nhất định về chất béo, carbohydrate và protein: chất béo khoảng 80%, protein 15% và 5% carbohydrate.
Bữa ăn của bệnh nhân có thể bao gồm kem, thịt xông khói, trứng, cá ngừ, tôm, rau, nước sốt, xúc xích và những loại thực phẩm giàu chất béo, carbohydrate thấp khác. Bệnh nhân không nên ăn rau nhiều tinh bột và các loại trái cây, bánh mì, mì… Theo Mayo Clinic, tác dụng phụ khi áp dụng chế độ ăn này bao gồm táo bón, mất nước, thiếu năng lượng và đói.
Một thử nghiệm lâm sàng được công bố trên tạp chí The Lancet vào năm 2008 cho thấy trẻ em sử dụng chế độ ăn Ketogenic giảm một phần ba số lần lên cơn động kinh so với trẻ không áp dụng chế độ ăn này.
Chế độ ăn uống khoa học kết hợp với tập luyện sẽ mang lại cho mọi người cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
- Coca-Cola bị kiện vì che giấu tác hại của đồ uống có đường
- Dầu tràm Kim Nga – Tinh chất thiên nhiên cho cuộc sống
- Cách phân biệt khẩu trang y tế thật và giả
Phạm Trang