SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Vĩnh Phúc: Liên tục ngăn chặn hành vi kinh doanh vi phạm Quyền Sở hữu trí tuệ

16:25, 10/04/2023
(SHTT) - Vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã liên tục phát hiện hai cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu HONDA, YAMAHA

Theo thông tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường, triển khai thực hiện kế hoạch số 139/KH-CQLTT ngày 13/4/2021 của Cục QLTT Vĩnh Phúc về việc đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025, qua công tác triển khai nghiệp vụ, ngày 6/4 Đội Quản lý thị trường số 5 phối hợp với Đội QLTT số 2 Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc và đại diện Công ty Luật TNHH Phạm và Liên danh tiến hành kiểm tra đột xuất 2 Cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, đang kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu HONDA và YAMAHA được bảo hộ tại Việt Nam.

07-4

 

Cụ thể tại Cửa hàng Nghĩa Hà hàng hoá gồm 128 đơn vị sản phẩm, tại cửa hàng Cúc Hoạt hàng hoá gồm 71 đơn vị sản phẩm. Toàn bộ hàng hóa nói trên không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Đội Quản lý thị trường số 5 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để xử lý theo quy định của pháp luật.

Hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

 Thế nào là hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Điều 129. Theo đó, các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự; hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự.

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc; dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.

Như vậy, vi phạm một trong những điều trên là vi phạm vào quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tương đương với từng hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý cụ thể.

Hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mua bán, sản xuất hàng giả, hàng nhái dưới mọi hình thức. Điều này nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp. Căn cứ và tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Xử phạt hành chính

Quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:

Mức phạt tiền Trường hợp giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật Trường hợp thu lợi bất hợp pháp
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng Dưới 3.000.000 đồng Dưới 5.000.000 đồng
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Từ 30.000.000 đồng trở lên(không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Xử phạt hành chính hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng

Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.

Xử lý hình sự

Ngoài ra, điều 212 Luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể:

Trường hợp mua bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):

Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Thái An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 34 phút trước
Vẫn còn trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, Thẩm mỹ quốc tế Lucy vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn trái phép ngay ở trung tâm Quận 1 (TP.HCM).
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - GlaxoSmithKline (GSK) đã đệ đơn lên tòa án liên bang Delaware, cáo buộc Pfizer và BioNTech vi phạm các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mRNA trong vắc xin ngừa Covid-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp xử phạt vi phạm hành chính, số tiền 45 triệu đồng và tịch thu 1.600 sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.