SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Từ vụ 8.000 que kem nhập lậu từ Trung Quốc bị thu giữ: Người tiêu dùng đang ‘đặt cược’ sức khỏe vì ham rẻ

06:58, 19/06/2019
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ lô hàng gồm 8.000 que kem các loại, do Trung Quốc sản xuất, chủ lô hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan.

Kem nội địa Trung Quốc tràn ngập thị trường

Mới bước vào mùa hè, kem nội địa Trung Quốc đã được rao bán tràn lan với mức giá dao động trong khoảng từ  từ 115.000 - 200.000 đồng/40 cái. Chưa kể đến, nếu khách hàng mua  1 thùng xốp lớn 400 cái thì sẽ có tới 10 vị khác nhau, trong tổng số 40 vị. Như vậy, tính ra thì kem còn chưa đến 3.000 đồng/chiếc.

Trên mạng xã hội, loại kem này cũng được nhiều người rao bán với những lời quảng cáo hấp dẫn : “Kem này ăn không buốt răng như kem Việt mình, nhiều vị, ăn mát, không ngọt quá, và có hương vị tự nhiên hơn kem Việt mình.”

Kem nội địa Trung Quốc, dân Trung Quốc ăn ầm ầm nên mọi người không phải lo về chất lượng. Hàng nội địa nên cái gì cũng tốt và ngon nhé”, người bán này khẳng định thêm.

Chị Hoàng Oanh, người tự giới thiệu là đầu mối cung cấp các mặt hàng nội địa Trung Quốc tại Hà Nội cho bết thêm: Thời gian gần đây nhiều người nhắn tin cho chị xin giá sỉ kem nội địa Trung Quốc vì thấy đây là mặt hàng đang được ưa chuộng. Nhà chị bán loại kem này với giá 110.000 đồng một thùng 40 chiếc, tương đương chỉ 2.750 đồng mỗi chiếc. Cả một thùng xốp lớn gồm 10 thùng nhỏ có giá 1,15 triệu đồng. Bên cạnh đó, khách sẽ được miễn phí vận chuyển đối với những người nhập từ 20 thùng trở lên. Đối với những khách nhập ít hơn, giá bán sẽ là 115.000 đồng một thùng, tương đương 2.875 đồng mỗi chiếc. 

"Cứ bước vào mùa nắng nóng là khách hàng tìm đến mặt hàng này nhiều, kem này ăn khá ngon mà đóng gói cũng thấy đảm bảo. Vỏ ngoài của kem được bọc bằng  bao bì bằng nylon, in chữ Trung Quốc với các màu sắc đa dạng. Cùng với đó, kem nội địa Trung Quốc cũng có nhiều vị khác nhau như vị dâu, trà xanh, ngô, socola, đậu xanh, vani...  Khách có thể mua vị mình yêu thích, đồng thời có thể  mua một thùng kết hợp các loại vị khác nhau.

Khi hỏi về chất lượng loại kem này, chị Hà Anh (người bán kem trên Facebook) chia sẻ: "Kem này đa phần là phải sang tận nơi để lấy về nên không sợ hàng nhập nhèm. Đa phần hàng nội địa Trung thì khách cứ yên tâm mà sử dụng".

Cùng với đó, chị Hà Anh cũng cho biết thêm vào những ngày nắng nóng mỗi ngày nhà mình bán hàng ngàn que kem, khách hàng ăn đều khen ngon và mua thêm nhiều lần.

Bắt giữ 8.000 que kem Trung Quốc nhập lậu

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai, ngày 17/ 6, cơ quan này phối hợp với Phòng cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Lào Cai) phát hiện và thu giữ lô hàng kem nhập lậu vào Việt Nam. Lô hàng gồm 8.000 que kem các loại, do Trung Quốc sản xuất và được đóng trong 200 hộp giấy. Chủ của lô hàng nhập lậu này là ông Đặng Đức Tường (phường Bắc Cường, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai).

Khi kiểm tra ông Cường đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa. Ông Cường bị xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng với chủ lô hàng và tịch thu tiêu hủy hàng hóa 28 triệu đồng.

kem-TQ-3k-2677-1560820423

 Lô hàng 8.000 que kem Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam vừa bị quản lý thị trường Lào Cai thu giữ. Ảnh: VnExpress

Theo thông tin trên tờ Dân Trí, trước đó (21/5), Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cũng đã thu giữ hàng nghìn que kem Trung Quốc tương tự. Thời điểm đó, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra xe ô tô nhãn hiệu SUZUKI biển kiểm soát 12A - 005.41 do ông Vi Văn Nhượng (thôn Nà Đông, huyện Lộc Bình; Lạng Sơn) điều khiển. Trên chiếc xe lúc đó có 15 thùng xốp màu trắng và đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.

Qua kiểm tra thực tế bên trong có 3.750 cây kem vị hương trái cây, socola đã được đóng gói chân không, với khối lượng đồng nhất 50g/que. Toàn bộ số kem do Trung Quốc sản xuất có trị giá trên 20 triệu đồng.

Theo khai nhận của chủ hàng toàn bộ số kem que trên được mua tại khu vực cửa khẩu Chi Ma vận chuyển về khu vực thành phố Lạng Sơn để bán lẻ kiếm lời.

Số kem mà đội Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai thu giữ có cách sắp xếp rất giống với loại kem nội địa Trung Quốc mà Dân Trí đã đưa tin gần đây. Bởi, loại kem nội địa Trung Quốc mà các tiểu thương rao bán trên mạng hiện nay cũng thường đóng theo kiểu 40 que/hộp.

Giá bán của loại kem nội địa Trung Quốc này trên thị trường đang dao động trong khoảng 115.000 đồng/40 cái. Theo tiết lộ của một dân buôn, giá nhập loại kem này ở Trung Quốc vào khoảng 27 nhân dân tệ/40 cái, tương đương 91.000 đồng.

Không những thế, đa phần nguồn kem nội địa Trung Quốc đều về qua cửa khẩu tại Lào Cai. Bởi theo dân buôn hàng Trung Quốc, loại hàng này thường chỉ đi qua cửa khẩu Lào Cai, vì nó nhỏ gọn và chi phí để hàng qua cửa khẩu này rẻ hơn các cửa khẩu khác.

“Hàng qua cửa khẩu Lào Cai đi kiểu “chính ngạch” nên không bao giờ bị tắc biên. Thế nhưng, chỉ có thể đi được hàng nhỏ như kem là một ví dụ. Mỗi lần hàng qua sẽ chỉ được thồ bằng 1 xe đạp”, dân buôn cho biết thêm.

Tuy vậy, người tiêu dùng nên cảnh giác với các loại kem không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhất là việc tuyên truyền nhắc nhở tới trẻ nhỏ, để đảm bảo cho sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.

Hoài Anh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore đã thông báo thu hồi một số thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam gồm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo Mandu (350g) và Mini Mandu.
Tài sản trí tuệ 2 giờ trước
(SHTT) - Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.