SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Toshiba và những vụ kiện bản quyền đình đám trong làng công nghệ

11:00, 27/05/2018
(SHTT) - Những vụ kiện bản quyền đã không còn xa lạ trong làng công nghệ. Cũng như nhiều ông lớn công nghệ khác, Toshiba đã nhiều lần xảy ra tranh chấp bản quyền để giữ vị trí của mình.

Toshiba kiện Samsung vi phạm bản quyền chip bộ nhớ

Ngày 23/4/2002, tập đoàn Toshiba Corp. của Nhật Bản tuyên bố họ đã phát đơn kiện Công ty Điện tử Samsung của Hàn Quốc với lời cáo buộc vi phạm đặc quyền chế tạo chip bộ nhớ của họ. Tổng cộng Toshiba đã phát 10 đơn kiện lên Toà Sơ thẩm Tokyo, một toà án liên bang ở bang New Jersey (Mỹ) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

"Các đơn kiện này có liên quan đến đặc quyền về thiết kế mạch và chế tạo chip bộ nhớ động (DRAM) của chúng tôi", Kenichi Sugiyama, người phát ngôn của Toshiba nói. Công ty Nhật Bản này đòi Samsung, công ty chế tạo chip bộ nhớ lớn nhất thế giới, phải ngừng sản xuất và bán các mặt hàng chip thuộc những loại bị kiện ở Mỹ và yêu cầu họ đền bù tổn thất. 

Toshiba kiện 17 công ty vi phạm bản quyền công nghệ

Tập đoàn công nghệ khổng lồ Toshiba của Nhật Bản đã tiến hành vụ kiện đối với 17 công ty hoạt động tại Mỹ vì đã vi phạm đến công nghệ sáng chế DVD vào năm 2007.

Các hãng bị kiện chủ yếu là từ Trung Quốc và Hồng Kông. Các hãng này đã không ký kết giấy phép sử dụng với Toshiba và đã nhập và bán các sản phẩm DVD của Toshiba trái phép.

Được biết, trong 17 doanh nghiệp trên có những tên tuổi như Tập đoàn Daewoo Electronics America, Công ty Dongguan GVG Digital Technology Ltd. và Công ty GVG Digital Technology Holdings Ltd.

toshiba

 

Toshiba và các hãng công nghệ hàng đầu bị kiện vi phạm bản quyền

Vào năm 2010, công ty WiLAN có trụ sở tại Ottawa, một công ty cấp phép và đổi mới công nghệ, đã nộp hồ sơ vụ kiện chống lại 20 công ty Mỹ và châu Á lên Toàn án quận miền đông Texas, Mỹ.

WiLAN đã cáo buộc các công ty này vi phạm một bằng sáng chế mà họ đang nắm bản quyền về công nghệ Bluetooth, một phương thức giao tiếp không dây cho phép thực hiện các cuộc gọi giữa những người sử dụng mà không phải cầm máy. Các công ty có tên trong danh sách khởi kiện là Acer, Apple, Atheros, Belkin, Broadcom, D-Link, Dell, Gateway, Hewlett-Packard, Intel, Lenovo, LG Electronics, Marvell Semiconductor, Motorola, Personal Communications Devices, Sony, Texas Instruments, Toshiba và UTStarcom.

Các công ty này bị cáo buộc đã tạo ra các máy tính cá nhân, điện thoại di động và các thiết bị khác vi phạm bản quyền Bluetooth mà công ty này đã được cấp phép bản quyền từ năm 1996. WiLAN tự cho mình sở hữu 800 bằng sáng chế và đã từng đâm đơn kiện một số vụ về vi phạm bản quyền chống lại các công ty công nghệ hàng đầu. Trong vụ kiện lần này, WiLAN cũng đòi hỏi được bồi thường thiệt hại.

Qualcomm bị Nokia kiện

Năm 2007, Qualcomm bị Nokia kiện vì đã sao chép bất hợp pháp 6 sáng chế của công ty về công nghệ tải ứng dụng trên điện thoại và công nghệ truyền hình di động. Trước đó 2 năm, Nokia cũng đã từng kiện Qualcomm về công nghệ CDMA và WCDMA. Trong khi, năm 2006, Qualcomm đã phản pháo lại Nokia với các cáo buộc liên quan đến hành vi cạnh tranh thương mại không công bằng khi nhập và bán các thiết bị vi phạm mẫu bằng sáng chế của Qualcomm.

Samsung, Hitachi, LG, Sharp và Toshiba nằm trong danh sách bị đơn do Nokia kiện

Năm 2009, Samsung, Hitachi, LG, Sharp và Toshiba nằm trong danh sách bị đơn do Nokia đệ trình lên tòa án bắc California, Hoa Kì và tòa đại pháp Anh liên quan đến việc các công ty này đã "âm mưu" tăng giá thành sản xuất màn hình TFT-LCD mà Nokia đã triển khai sử dụng trên các thiết bị của mình kể từ năm 2006.

Nokia liên tiếp khởi kiện Apple

Nokia liên tiếp khởi kiện Apple vì vi phạm bản quyền các công nghệ được sử dụng trên iPhone và iPad. Tháng 10/2009, Nokia kiện Apple vi phạm 10 sáng chế liên quan tới công nghệ GSM, UMTS, công nghệ tương thích LAN không dây. Tháng 5/2010, Nokia kiện Apple theo cáo buộc "ăn cắp" 5 bản quyền công nghệ của hãng khi sản xuất iPad trong đó có 2 bản quyền về dữ liệu, lời nói, bản quyền thiết kế ứng dụng sử dụng dữ liệu để định vị và 3 bản quyền về kiểu dáng ăng-ten trong iPad 3G.

Thảo Linh

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Cấp quyền hình ảnh nhân vật (Character Licensing) là chiến lược kinh doanh được nhiều tập đoàn sáng tạo trên thế giới áp dụng thành công và đem về những nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy Character Licensing là gì và cơ hội nào cho các doanh nghiệp Việt Nam?
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 20/4/2024, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4/2024. Hội nghị thu hút sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.