SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội: 6 giải pháp giúp phát triển tài sản trí tuệ

10:13, 03/08/2021
(SHTT) - Xác định vai trò quan trọng của tài sản trí tuệ (TSTT) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tài sản trí tuệ đã trở thành nguồn lực mới cho sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh dư địa phát triển của nền kinh tế dựa vào tài nguyên thô và lao động giá rẻ đang ngày càng thu hẹp.

Xác định vai trò quan trọng của tài sản trí tuệ (TSTT) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đã được Đảng, Chính phủ ban hành nhằm thúc đẩy việc tạo dựng, quản lý và phát triển TSTT như: Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;  Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày  22/8/2019 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Đáng chú ý, Chương trình phát triển TSTT giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt tại các Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 6/12/2010 và số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016 của Thủ tướng chính phủ.

Thực hiện Chương trình phát triển TSTT giai đoạn 2011 - 2020, các bộ, ban, ngành đã tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực.

phat trien tai san tri tue

 Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội: 6 giải pháp giúp phát triển tài sản trí tuệ

Tại Hà Nội, theo Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã có 1.697 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, 834 giải pháp hữu ích, 2.221 kiểu dáng công nghiệp, 61.491 nhãn hiệu hàng hóa. Đặc biệt, thành phố đã hỗ trợ tạo lập, quản lý nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho 64 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề và hỗ trợ quản lý, phát triển sở hữu trí tuệ cho 4 nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ...

Nhằm đưa sở hữu trí tuệ thành công cụ quan trọng trong hệ thống đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, UBND thành phố đã ban hành Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030. Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2025, tối thiểu 50% số doanh nghiệp đóng trên địa bàn được tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ; tối thiểu 40% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của thành phố và các sản phẩm gắn với OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ... Chương trình này cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để thực hiện được các mục tiêu của chương trình, Sở đã đưa ra 6 giải pháp quan trọng. Đó là, tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; khuyến khích đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; mở rộng, củng cố năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội.

Hà Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.