SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 01/05/2024
  • Click để copy

Nhu cầu test COVID-19, máy SpO2 tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung

15:18, 26/02/2022
(SHTT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng test xét nghiệm, máy SpO2... tăng cao dẫn hiện tượng đầu cơ, găm hàng... Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

Đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý.

Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu trang thiết bị y tế về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.

tm-img-alt
Nhu cầu test COVID-19, máy SpO2 tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo nguồn cung.

Theo đó, để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, chuẩn bị kế hoạch và phương án đảm bảo nguồn cung trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Đồng thời chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, nguồn hàng nhập khẩu trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....

Đảm bảo giá bán ra phù hợp với với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian, tăng giá bất hợp lý để đảm bảo bình ổn giá bán trên thị trường; yêu cầu các nhà phân phối, bán lẻ thực hiện niêm yết giá, không gom hàng và tăng giá; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp đối với cộng đồng, đạo đức kinh doanh, không được nâng giá, trục lợi trong các hoạt động cung ứng phòng, chống dịch.

Cả nước đã tiêm hơn 193,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 26/2 cho biết cả nước đã tiêm hơn 193,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 25/2, cả nước tiêm 408.708 liều vaccine.

Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đến ngày 25/2 là 175.925.213 liều, trong đó mũi 1: 70.748.695 liều; Mũi 2: 68.544.070 liều ; Mũi bổ sung: 13.628.967 liều; Mũi 3: 23.003.481 liều

Đến nay đã có 61/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn 2/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.

Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi đến nay là 16.940.773 liều, trong đó mũi 1: 8.720.695 liều; Mũi 2: 8.220.078 liều.

Đến nay 52/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; Chỉ còn 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;

Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi (trước mắt là vaccine Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới.

Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, tại phiên giải trình "Dạy học trong bối cảnh COVID-19" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết thủ tục mua vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi cơ bản đã hoàn tất.

Bộ Y tế cho biết ngày 25/2 có 78.795 ca COVID-19, so với ngày 24/2, số ca mới đã tăng hơn 9.600 ca, trong đó Hà Nội nhiều nhất với 9.836 ca. Đây là ngày có nhiều ca mắc nhất từ khi dịch bùng phát ở Việt Nam.

Trong số này có nhiều tỉnh thành ghi nhận ca mắc mới từ trên 2.000 - trên 3.000 ca như: Bắc Giang (3.563), Tuyên Quang (2.797), Phú Thọ (2.696), Nam Định (2.581), Hải Dương (2.441), Nghệ An (2.424), Hưng Yên (2.403), Hòa Bình (2.385), Vĩnh Phúc (2.367), TP.HCM (2.206), Bắc Ninh (2.139), Lạng Sơn (2.046) và Sơn La (2.001).

Về số ca bệnh nặng, ngày 25/2 cả nước đang điều trị 3.235 ca, so với ngày 24-2 có thêm 98 ca. Cùng ngày, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có công văn gửi các bệnh viện trực thuộc bộ, sở y tế các tỉnh, thành phố, y tế các bộ, ngành về triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Quỳnh Chi

Tin khác

Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo báo cáo của Cục Thuế Thanh Hóa, thu nội địa trên địa bàn tỉnh tháng 4 ước đạt 2.100 tỷ đồng, bằng 76% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, tổng thu nội địa của tỉnh này ước đạt 11.526 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt kim ngạch hơn 15 tỷ USD tính tới ngày 15/4.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Đó là thông tin được đưa ra trong Báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo 2024 được công bố hôm 26/4 vừa qua.
Kinh tế 3 ngày trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhiều người chọn đi du lịch hoặc về quê thăm gia đình. Các thú cưng như chó, mèo thường không thể đi theo cùng chủ nên dịch vụ trông giữ chó mèo đã trở nên đắt khách trong dịp này.