SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 20/03/2023

SO HUU TRI TUE

  • Click để copy

Nguyên nhân khiến nạn phát sóng lậu bùng nổ: Giá bản quyền tăng cao

10:21, 29/07/2019
(SHTT) - Nạn phát sóng lậu trong môi trường số hiện đang rất khó kiểm soát. Và một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn nạn này là do giá bản quyền tăng cao.

Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống quy định pháp luật khá đầy đủ về quyền của tổ chức phát sóng, kể cả hệ thống luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên như Công ước Berne, Công ước Geneva, Hiệp định TRIPs, các hiệp định song phương, hiệp định kinh tế thương mại tự do… Thế nhưng, câu chuyện về thực thi pháp luật chống lại hành vi vi phạm bản quyền vẫn là câu chuyện được bàn thảo qua nhiều năm.

Có thể thấy xu thế chuyển dịch về nội dung số hay số hóa đang diễn ra rất nhanh và sâu rộng, thậm chí tại Việt Nam với dân số trẻ và nhạy bén về công nghệ, tốc độ diễn ra còn nhanh hơn nữa. Tuy nhiên, trong môi trường đó, cũng rất dễ xảy ra các vi phạm bản quyền. Ví dụ, chỉ riêng trong mảng thể thao, qua thống kê sơ bộ có tới 20 website vi phạm bản quyền. Nếu chúng ta không có biện pháp xử lý hiệu quả, mức độ vi phạm sẽ ngày càng lớn hơn…

nan phat song lau

 

Từ góc độ của người trong cuộc - đơn vị nắm bản quyền, ông Nguyễn Thanh Vân, Trưởng bộ phận Sở hữu trí tuệ, Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết, hàng năm, VTV mua bản quyền các chương trình với tổng kinh phí rất lớn. Bên cạnh đó, chương trình truyền hình là kết quả của sự đầu tư và sáng tạo trí tuệ của các tổ chức phát sóng. Tuy nhiên, bản quyền VTV đang bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt trên Internet với nhiều hình thức vi phạm như sử dụng chương trình truyền hình của VTV mà không xin phép, thỏa thuận; sao chép, phát tràn lan trên Internet, in thành băng đĩa bán trên thị trường; khi tiếp phát sóng chương trình của VTV, tự ý cắt quảng cáo hoặc chèn quảng cáo của mình vào; bị đài khác thu lại để phát sóng mà không trả phí bản quyền…

Đồng quan điểm, ông Stephane Baumier, Phó Tổng Giám đốc Truyền hình K+ cho hay, ngoài khoản phí bản quyền lớn đã bỏ ra, K+ cũng phải đầu tư không nhỏ để nâng cấp hệ thống cũng như xây dựng đội ngũ chuyên giám sát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm bản quyền. Song rất khó có thể giải quyết triệt để vấn nạn này nếu không có sự hợp tác từ người người sử dụng và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng.

Nói về tình trạng vi phạm bản quyền, ông Lee Dogoo, Trưởng bộ phận kinh doanh SBS Content Hub cho rằng, tình trạng này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà với mọi quốc gia. Nhưng ông nhấn mạnh, lý do của việc tăng những nội dung trái phép chính là giá bản quyền đã tăng quá cao. Khi giá bản quyền tăng, quy mô của thị trường phát sóng "lậu" cũng lớn dần.

Đứng ở góc độ người dùng, bà Vũ Thị Hương Lan, Trưởng khoa Pháp luật Quốc tế, ĐH Luật Hà Nội cũng đồng tình. Bà cho rằng, một số đơn vị sở hữu bản quyền đưa ra giá quá cao và đó chính là nguyên nhân cản trở sự tiếp xúc của người xem đối với những nội dung chính thống, hợp pháp.

Thái Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) – Ngày 15/3, Văn phòng Bản quyền Hoa Kỳ đã ban hành hướng dẫn những điều kiện để một tác phẩm có sự hỗ trợ từ AI được đăng ký bản quyền.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Phát hiện hành vi giả mạo nhãn hiệu gây thiệt hại lớn cho doanh thu và danh tiếng công ty, BuzzBallz đã khởi kiện thương hiệu Endless Summer, yêu cầu tiêu hủy toàn bộ sản phẩm liên quan.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Các chuyên gia y tế khuyến nghị các Chính phủ châu Phi nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vắc xin và thuốc được sản xuất tại những quốc gia của lục địa này để gặt hái những thuận lợi từ việc xây dựng đà sản xuất vắc xin.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, toà án tối cao Delhi, Ấn Độ đưa ra phán quyết tuyên bố logo chữ “H” cách điệu của công ty thời trang đến từ Pháp, Hermès International là nhãn hiệu mang tính biểu tượng của hãng trong vụ kiện giữa Hermès và một công ty chuyên sản xuất giày dép có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Chủ bản quyền của ban nhạc Mỹ đình đám Earth, Wind & Fire (EWF) đã đệ đơn kiện đối thủ sử dụng nhãn hiệu của mình để lừa đảo và chuộc lợi từ fan hâm mộ nhóm.