SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 15/09/2024
  • Click để copy

Năm 2022, thu về gần 256 tỷ đồng tiền bản quyền tác giả âm nhạc

08:55, 31/12/2022
(SHTT) - Trong năm 2022, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) thu gần 256 tỷ đồng tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc, tăng 61% so với năm 2021.

Ngày 30/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã tổng kết hoạt động năm 2022. Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Tổng Giám đốc VCPMC, trong năm 2022, số thành viên ký hợp đồng ủy quyền cho đơn vị thực hiện công tác bảo vệ quyền tác giả âm nhạc đã tăng 341 người, đưa tổng số thành viên ủy quyền tại VCPMC lên 5.312 tác giả.

Tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 29/12/2022, VCPMC đã thu tổng số tiền sử dụng quyền tác giả âm nhạc gần 256 tỷ đồng, trong đó thu trên website, ứng dụng nhạc nhiều nhất, đạt khoảng trên 188 tỷ đồng; thu từ lĩnh vực sử dụng nhạc nền tại các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, quán cà phê, karaoke… đạt gần 17 tỷ đồng; thu từ lĩnh vực sao chép bản ghi âm - ghi hình, phim ảnh, quảng cáo, sản xuất chương trình… đạt 29,4 tỷ đồng. Năm 2022, nguồn thu từ lĩnh vực biểu diễn đã bắt đầu khôi phục kể từ sau dịch Covid-19, đạt hơn 5,5 tỷ đồng…

Như vậy, số tiền tác quyền thu được trong năm 2022 tương đương con số 10 triệu USD/năm, chạm mục tiêu mà trung tâm đã đề ra.

ban quyen

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã tặng quà tri ân các nhạc sĩ, cố nhạc sĩ  

Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, số tiền tác quyền trên thu được từ các hoạt động biểu diễn; sử dụng nhạc nền (tại nhà hàng, khách sạn, siêu thị, quán càphê, bar, karaoke…); phát sóng (trên các đài phát thanh-truyền hình, truyền hình cáp, truyền hình trực tuyến); media (nhạc chuông, nhạc chờ); website, ứng dụng nhạc; sao chép (bản ghi âm-ghi hình, phim ảnh, quảng cáo, sản xuất chương trình, demo...) và tiền bản quyền nhận từ quốc tế (CMOs).

Bên cạnh đó, Trung tâm đã tăng cường nhân sự, biện pháp kỹ thuật, công nghệ, tập trung xử lý dữ liệu, thu thập bằng chứng, xử lý vi phạm, làm việc với các đối tác trong nước và quốc tế nhằm đối soát để truy thu các nguồn tiền tác quyền thuộc các thành viên đang ủy quyền còn tồn đọng từ các năm trước ở các đơn vị sử dụng trực tuyến (các năm 2018 – 2021) là trên 260 tỷ đồng. Số tiền này Trung tâm đã và đang tiến hành phân phối đến các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Trong năm 2022, VCPMC cũng đã thực hiện phân phối 4 kỳ cho các chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc, với tổng số tiền đạt trên 250 tỷ đồng (chưa trừ thuế), tăng 51% so với năm trước, là số tiền phân phối cao nhất từ trước đến nay, góp phần giải quyết đáng kể khó khăn của các tác giả thành viên trong thời gian ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 

Theo nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, năm 2022, đơn vị đã tập trung hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho thành viên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Trong số 30 vụ kiện xâm phạm quyền tác giả, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp hợp đồng mà trung tâm tiến hành, hiện đã giải quyết 14 vụ, một số vụ đang được tích cực thu thập, hoàn thiện hồ sơ để khởi kiện. 

Hiện nay, Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với 86 tổ chức quản lý tập thể quyền, với phạm vi điều chỉnh ở 154 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả âm nhạc Việt Nam và quốc tế.

Tuy nhiên, theo Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, hiện nay, tình trạng nhiều show diễn cố ý không trả tiền bản quyền đang trở nên phổ biến và dai dẳng. Đối với các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, cà phê, khách sạn), Trung tâm đã linh động hỗ trợ, chia sẻ với những đơn vị sử dụng nhạc còn gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch, đồng thời cố gắng đảm bảo lợi ích của tác giả. Tuy nhiên nguồn thu từ lĩnh vực này đến nay vẫn giảm sút nhiều so với giai đoạn trước đây, một phần do tình hình kinh doanh của các đơn vị sử dụng còn khó khăn, phần nhiều có nguyên do từ việc nhiều đơn vị sử dụng đã cố ý né tránh nghĩa vụ trả tiền bản quyền theo chiêu thức đẩy trách nhiệm pháp lý cho công ty kinh doanh/phân phối bản ghi, thiếu ý thức tôn trọng bản quyền cũng như cố tình vận dụng sai quy định pháp luật.

Thái Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã có văn bản thông báo về việc phát hiện các hàng hóa nghi ngờ làm giả thuốc CETUROXIM 500mg của Vidipha.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội QLTT số 2, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng phối hợp với Phòng An ninh kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Tạm giữ hơn 1.900 đơn vị sản phẩm là đồ chơi trẻ em các loại nhập lậu có trị giá hơn 101 triệu đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa công khai thông tin xử phạt đối với Công ty TNHH Nha khoa APEC với hàng loạt vi phạm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khách hàng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình cho biết, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã ban hành Quyết định xử phạt 01 cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP. Ninh Bình với số tiền phạt hành chính 17 triệu đồng và buộc tiêu huỷ 3.332 chiếc bánh trung thu các loại.
Liên kết hữu ích