SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 27/04/2024
  • Click để copy

Mâm cỗ 30 Tết Truyền thống của người miền Bắc: Gói trọn tinh hoa ẩm thực Việt

07:55, 09/02/2024
(SHTT) - Trong chiều 30 Tết Nguyên đán, các món ăn thường được chú trọng và mang tính biểu tượng, truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện một nét văn hóa gần gũi, thân thương, gắn bó với từng nếp nhà qua nhiều thế hệ. Dưới đây là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người miền Bắc.

Bánh chưng

Bánh chưng xanh là linh hồn của ngày Tết cổ truyền, thể hiện tinh hoa đất trời qua bàn tay khéo léo của người Việt. Trên bàn thờ tổ tiên người miền Bắc dịp Tết không thể thiếu cặp bánh chưng xanh. Theo truyền thuyết Lang Liêu, chiếc bánh chưng xanh thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho mưa thuận gió hòa, mang lại cuộc sống ấm no cho con người. Ngoài ra, nó còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong văn hóa Việt Nam.

mien bac

 

Canh bóng thả

Bát canh bóng hài hòa sắc vị và hương với bóng bì mềm, nước dùng ngọt thanh, rau củ quả giòn, màu sắc tươi mới như bức tranh mùa xuân. Đây là một trong bốn món chính của cỗ Tết của người Hà Nội xưa.

Gà luộc

Trong mọi mâm cỗ thì không thể thiếu đi món gà luộc, và trong những ngày tết cũng không phải ngoại lệ. Mặc dù đây là món ăn rất giản đơn nhưng lại là một trong những nét rất đặc trưng của mâm cỗ tại miền Bắc. Những miếng thịt gà săn chắc ăn kèm cùng lá chanh, chấm muối chanh ớt dù mộc mạc nhưng lại làm rất nhiều người thương nhớ hương vị.

ga luoc

 

Xôi gấc

Theo văn hóa Việt Nam, màu đỏ là màu mang lại may mắn, thịnh vượng. Do đó Tết cổ truyền của người Việt luôn tràn ngập sắc đỏ rực rỡ, từ những món đồ trang trí, trang phục đến các món ăn ngày Tết. Món xôi gấc với màu đỏ tươi tự nhiên trong mâm cỗ Tết tượng trưng cho những điều may mắn, tốt lành trong năm mới. Ăn xôi gấc là lời cầu mong một năm đầy đủ, bình an, may mắn cho gia đình.

Dưa hành

Dưa hành là món ăn dân dã nhưng lại rất đặc biệt trong những món ăn ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này có vị chua, cay nhẹ được dùng để ăn kèm với bánh chưng hoặc thịt đông rất ngon. Dưa hành được xem là món ăn chống ngán vô cùng hữu hiệu trong những mâm cỗ Tết.

Nem rán

nem ran

 

Nem rán có vỏ vàng ruộm, giòn tan mà nhân bên trong vẫn mềm ngọt từ thịt quyện cùng rau củ quả tươi mát. Đây là món ăn truyền thống trong mâm cỗ Tết của người Hà Nội.

Miến măng

Sau khi luộc gà, nước dùng thường được tận dụng để chế biến món miến măng gà này. Với sự kết hợp của miến và măng khô, món ăn này không chỉ dễ làm mà còn rất thích hợp ăn vào thời tiết lành lạnh của dịp Tết. Món ăn này cũng có thể được nấu bằng nồi nấu phở điện để cho ra nồi nước dùng thơm ngon, trong vắt mà không hề bị vẩn đục nhờ thanh nhiệt công suất cao.

Nguyễn Hương

Tin khác

Giải trí 15 giờ trước
(SHTT) - Ngày 26/4, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ công bố Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, Ba Vì, với chủ đề ”Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ”.
Giải trí 15 giờ trước
(SHTT) - Tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề “Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai”.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, công viên nước Hồ Tây được biết đến như một “thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng để đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Giải trí 1 ngày trước
(SHTT) - Quảng Ninh đang chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày và cao điểm du lịch hè 2024. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã chuẩn bị chu đáo, xây dựng nhiều sản phẩm đa dạng, cùng các chương trình kích cầu nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách.
Giải trí 2 ngày trước
(SHTT) - Sở Du lịch Thành phố Hà Nội mới đây đã có công văn đề nghị các cơ quan, ban ngành trên địa bàn phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.